Chó Pug

Pug, hay thường được gọi là chó mặt xệ, là giống chó thuộc nhóm chó cảnh có nguồn gốc từ Trung Quốc, chúng có một khuôn mặt nhăn, mõm ngắn, và đuôi xoăn. Giống chó này có bộ lông mịn, bóng, có nhiều màu sắc nhưng phổ biến nhất là màu đen và nâu vàng. Cơ thể của Pug nhỏ gọn hình vuông với các cơ bắp rất phát triển.

Pug được đưa từ Trung Quốc đến châu Âu vào thế kỷ thứ XVI và trở nên phổ biến ở Tây Âu nhờ nhà Orange-Nassau của Hà Lan và nhà Stuart. Tại Vương quốc Anh, vào thế kỷ thứ XIX, Nữ hoàng Victoria có một niềm đam mê vô cùng to lớn đối với loài chó Pug và bà đã lan truyền nó đến các thành viên khác trong Hoàng tộc.

Pug là một giống chó rất thân thiện và hiền lành. Nó giữ vững sự phổ biến cho đến thế kỷ thứ XXI, với nhiều người nổi tiếng sở hữu giống chó này. Một chú chó Pug đã đoạt giải Nhất sự kiện World Dog Show năm 2004.

Hai chú chó Pug, một màu nâu vàng và một màu đen.

Nguồn gốc

Có nguồn gốc từ châu Á khoảng 400 trước Công nguyên. Tuy vậy hiện nay nguồn gốc của Pug vẫn còn là vấn đề tranh cãi. Một số chuyên gia cho rằng Pug có nguồn gốc từ vùng Viễn Đông, được du nhập bởi các nhà lái buôn Hà Lan. Họ cũng cho rằng có thể đây là một nhánh của giống chó Bắc Kinh lông ngắn. Tuy vậy có ý kiến khác cho rằng Pug là kết quả của việc lai tạo giống chó Bulldog bé.

Từ thế kỷ XVI, Pug trở thành loài chó cảnh yêu thích và thời thượng nhất trong các triều đình châu Âu, đạt đến đỉnh cao vào thời kỳ Victoria. Pug là loài chó yêu thích trong các đền chùa tại Tây Tạng, sau đó chúng được nhập vào Nhật Bản. Tiếp tục cuộc chu du đến châu Âu, loài chó này nhanh chóng trở thành vật nuôi trong hoàng gia của nhiều quốc gia và thậm chí đã trở thành loại chó chính thức của Hoàng gia Hà Lan. Chính chú chó Pug nhỏ bé đã cứu mạng hoàng tử William khi đánh động cho chủ biết về cuộc tấn công vào năm 1572. Khi người Anh xâm chiếm hoàng cung tại Bắc Kinh, họ tìm thấy ở đây một số chó Pug và chó Bắc Kinh và mang chúng trở về Anh quốc. Liên đoàn chó Mỹ đã chính thức công nhận loại chó Pug vào năm 1885.

Đặc điểm

Chó Pug có thân hình chắc lẳn, gọn gàng Cơ thể của loài chó này được coi là cân đối nếu chiều cao tính đến vai gần tương đương với chiều dài từ vai đến hết mông. Chó chuẩn có hình dáng giống quả lê, phần vai rông hơn phần hông. Bộ lông ngắn, mềm mại, dễ chải có màu nâu, trắng, vện và trộn lẫn giữa chúng. Da chúng mềm mại, tạo cảm giác dễ chịu khi vuốt ve. Chúng có đôi mắt tròn lồi màu sẫm và hàm dưới hơi trề ra rất ngộ. Đuôi thẳng hoặc xoắn.Pugs có đôi mắt to và khuôn mặt nhăn nheo với một cái lưỡi dài. Chăm sóc thích hợp của các nếp nhăn là quan trọng nhất.

Một chú chó Pug bị thừa cân do ăn quá nhiều

Điều kiện sống

Rất thích hợp cho các căn hộ có diện tích vừa phải. Tuy vậy lý tưởng nhất đối với Pug khi có không gian để chạy nhảy. Thích nghi kém với thời tiết nóng và lạnh, vì vậy lúc đó tốt nhất là nên giữ chúng ở trong nhà, nơi có nhiệt độ thích hợp.

Sức khỏe và chăm sóc

Do Pug có một cái mũi ngắn và thiếu phần xương trên mắt nên chúng rất dễ bị tổn thương mắt, gặp các vấn đề về mắt như lồi mắt, xước giác mạc, quặp mí. Đường thở của chúng cũng rất hẹp, gây khó thở hoặc không điều hòa được thân nhiệt thông qua sự bay hơi ở lưỡi. Thân nhiệt bình thường của Pug rơi vào khoảng từ 101 °F (38 °C) đến 102 °F (39 °C). Nếu thân nhiệt của nó vượt quá 105 °F (41 °C), nhu cầu oxy sẽ tăng cao và cần phải hạ thân nhiệt ngay lập tức. Nếu thân nhiệt chạm ngưỡng 108 °F (42 °C) sẽ xảy ra tổn thương nội tạng. Tình trạng thở khó khăn của Pug có thể tiến triển nặng hơn nếu nó bị stress khi được vận chuyển bằng đường hàng không, vì nó bị giữ trong không gian chật và nhiệt độ cao. Do gây ra cái chết của nhiều chú chó Pug và các loài sọ ngắn khác, nhiều hãng hàng không đã cấm vận chuyển hàng và ban hành luật hạn chế theo mùa.

Những con chó Pug không vận động nhiều sẽ dễ dẫn đến béo phì, cho dù có thể phòng tránh nhờ tập thể dục thường xuyên và chế độ ăn hợp lý. Vòng đời của Pug trung bình khoảng 11 năm, khá tương đồng với các giống chó khác cùng kích cỡ.

Pug có thể bị một loạt các vấn đề sức khỏe, bao gồm cả béo phì, quá nhiệt và một số rối loạn di truyền. Hai điều kiện trong viêm não màng não hoại tử đặc biệt, đó là tình trạng viêm ảnh hưởng đến não và màng của nó, và hemivertebrae, có thể dẫn đến tê liệt. Chăm sóc phải thực hiện làm sạch tai và nếp gấp da trên khuôn mặt của những chú chó này. Đòi hỏi rất ít cho việc chăm sóc bộ lông. Chỉ cần chải lông đều đặn là đủ. Chỉ tắm cho chúng khi cần thiết. Sau khi tắm xong, cần lau khô và sấy ấm cho chúng ngay để tránh bị cảm lạnh. Vệt nước mắt trên mặt có thể lau cho chúng thường xuyên. Pug là loại chó rụng lông theo mùa, tương đối nhiều nhưng cũng không quá lo vì lông của loài này ngắn và không xù. Loài Pug có thể sống từ 12 đến 15 năm.

Một con Pug đực 1802
Tên khác Chinese pug
Dutch bulldog
Dutch mastiff
Mini mastiff
Mops
Carlin
Nguồn gốc Trung Quốc
Đặc điểm
Nặng 6 – 8 kg
Cao 25 – 40 cm
Bộ lông Mềm, mịn, ngắn và bóng
Màu Nâu vàng, đen,…
Tuổi thọ 10 – 15 năm

(Nguồn: vi.wikipedia.org)

Chó ngao Tây Tạng

Chó ngao Tây Tạng hay còn gọi là Ngao Tạng, tên tiếng Anh là Tibetan Mastiff, là một giống chó Ngao được người Tây Tạng nuôi và huấn luyện để bảo vệ gia súc và bảo vệ cuộc sống của những người dân bản địa trên vùng núi Himalaya khỏi những con thú hoang như chó sói, hổ, gấu và để canh gác các tu viện ở Tây Tạng. Chúng có tính cách như trung thành, lỳ lợm, đặc biệt chỉ nghe lời một chủ. Chó ngao Tây Tạng được cho là Chúa tể của thảo nguyên và được mô tả là To hơn chó sói, mạnh hơn báo hoa và nhanh hơn hươu nai. Có khả năng chó ngao Tây Tạng là tổ tiên của một số giống chó ngao ngày nay.

Phát hiện

Loài chó Tây Tạng được tình cờ phát hiện bởi hai nhà thám hiểm người Ý tại ngôi làng Jhangihe, toạ lạc ở độ cao rất lớn so với mực nước biển giữa khu tự trị Tây Tạng. Trong thế kỷ 15, sau khi thám hiểm vùng núi Himalaya, các nhà thám hiểm thường mang chó ngao Tây Tạng về nước như là món quà quý cho Hoàng gia. Năm 1820, vua Anh Quốc là George IV được tặng một con; 14 năm sau, vua William IV được tặng một cặp khác; tiếp đến năm 1847, một con chó ngao Tây Tạng cũng được gửi tặng cho Nữ hoàng Victoria của Anh….

Hình dáng

Chó ngao Tây Tạng có kích thước khá đồ sộ. Cao ít nhất 70 cm đối với chó đực. Nặng khoảng từ 64–90 kg. Lông: Với bộ lông 2 lớp, lớp lông ngoài mềm và dài còn lớp lông trong bông như len. nó có thể thích nghi với mọi thời tiết khắc nghiệt nhất. Chó ngao Tây Tạng có phần lông ở cổ đặc trưng trông như bờm sư tử. Màu: đen, đen -nâu, đen -vàng, xám hoặc vàng. Đuôi: luôn cuộn cao trên lưng. Đầu: phẳng, không có nếp nhăn. Hình thế cân đối và oai vệ. Tấn công lì lợm, trung thành, đặc biệt chỉ nghe chủ, chỉ trung thành tuyệt đối với 1 chủ nhân duy nhất. Chó ngao Tây Tạng cũng trưởng thành rất chậm. Con cái từ 3-4 năm mới bắt đầu chu kì sinh sản, còn con đực cũng từ 3-5 năm mới phát dục và có khả năng giao phối. Các nhà khoa học cho rằng đây chính là giống chó săn tinh khôn nhất hiện nay, từng bị giới động vật học hiện đại cho là đã tuyệt chủng. Loài chó này đã hiện hữu cách đây 5000 năm và được xem như là giống chó có bộ Gen cổ xưa nhất trên thế giới hiện nay.

Chó Ngao Tây Tạng được giới nuôi chó ưa thích.

(Nguồn: vi.wikipedia.org)

Pit bull

Pit bull là một giống chó nhà có nguồn gốc từ châu Mỹ, được nuôi ở Anh và nuôi để làm vật giữ nhà và cũng được sử dụng trong những cuộc chọi chó. Chúng là giống chó được chọn giống từ loại chó bun Anh và chó sục. Đây là giống chó dữ, hiếu chiến, bền bỉ, gan lỳ được mệnh danh là sát thủ máu lạnh hay còn được gọi là chó chiến binh hay võ sĩ giác đấu. Thuật ngữ Pit bull bắt nguồn từ tên tiếng Anh gồm pit có nghĩa là cái hố lớn và bull có nghĩa là con bò mộng. Giống chó Pit bull đầu tiên được nuôi ở Anh vào thế kỷ thứ 18 dùng để đấu với các giống chó khác trong đấu trường hay trong một cái hố lớn để phục vụ cho những cuộc chiến máu me. Chúng còn được huấn luyện để đi săn.

Theo nghĩa rộng nhất, thuật ngữ “Pit Bull” có thể chỉ về một trong những giống bao gồm cả Chó sục Pit Bull Mỹ (American Pit Bull Terrier), Staffordshire Bull Terrier, American Staffordshire Terrier, hoặc bất kỳ những giống chó lai đó. Pit Bull được tạo ra với giống lai tạo giữa con chó ngao Anh và chó sục, nhưng mỗi nòi Pit Bull giống chó riêng biệt có một lịch sử phát triển riêng biệt.

Là giống chó nhập ngoại có nguồn gốc từ Mỹ, đặc tính rất hung dữ và hiếu chiến Dòng chó này có nguồn gốc từ châu Mỹ và đang dần được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Được coi như hung thần của các loại chó chọi, với sức mạnh của cơ thể cộng với hàm răng sắc nhọn, khi đã xung trận Pitbull được ví như những chiến binh, chúng có thể cắn nhau đến hơi thở cuối cùng. Pitbull được xem là chúa tể của các loài chó chọi.

Trong một số giống chó chọi, Pitbull American được sử dụng trong các cuộc chọi chó nhiều hơn cả và trội về việc bảo vệ lãnh địa, bảo vệ chủ nhân. Có nguồn gốc từ Mỹ, có trọng lượng trung bình từ 30 – 40 kg, trông rất dũng mãnh và sẵn sàng tử chiến khi nhận được lệnh của chủ nhân. Loài vật này có thể đương đầu và hạ gục những con chó to hơn bản thân nhiều lần và không biết sợ hay chùn bước trước bất kì đối thủ nào. Ở Hoa Kỳ, chúng được coi là giống chó nguy hiểm nhất và được sử dụng trong chiến đấu.

Chó sục Pit Bull Mỹ

Đặc điểm

Thể chất

Pit bull là một giống chó tầm trung bình và nhỏ, chúng cao từ 45 đến 55 cm, nặng từ 18 đến 22 kg và có sức mạnh cơ bắp hơn bất cứ giống chó nào khác. Nhìn chung, Pit Bull có ngoại hình khá dữ dằn, chúng có khung xương vững chãi, cơ bắp săn chắc, vai trước vạm vỡ, đặc biệt là đôi mắt đỏ ngầu dữ tợn dưới cái trán to gồ, giống chó này được biết đến với ngoại hình đầy cơ bắp và đặc biệt gây ấn tượng với vẻ ngoài hung dữ, hầm hố[2][10]. Vẻ ngoài cơ bắp và chiến đấu khiến Pitbull dễ bị ác cảm do đó nhiều đồn thổi về giống chó Pit bull một phần vì ngoại hình dữ dằn của loài chó này. Ở Việt Nam, nhiều người dân ở Hà Nội cũng rất thích nuôi loại chó này bất chấp nguy hiểm vì nhìn nó rất dữ tợn có thể trấn áp, uy hiếp được người khác vì chúng nhìn dữ dằn, hồng hộc lao đi như muốn nhảy chồm và dùng hàm răng xé tan bất cứ thứ gì.

Loài chó này còn có một cơ hàm khác biệt, có cấu tạo như khớp khóa, vì vậy khi nó đã cắn vật gì, hay đối thủ thì không dễ nhả ra. Vết thương do chó căn để lại sẽ rất sâu và rộng vì hàm răng của chúng rất dài, sắc nhọn, ở mức độ nhẹ có thể mang tật, nặng hơn có thể nguy hiểm đến tính mạng. Chó Pitt bull sở hữu lực cắn mạnh lên đến 250 pounds/1 inch vuông với bộ hàm khỏe và lực cắn mạnh, lực cắn của chúng có thể lên đến 106.5 kg. Chỉ cần một nhát cắn của một con pitbull bình thường cũng sẽ cướp đi sinh mạng của một con chó khác, ngay cả chó chăn cừu Đức cũng không đáng kể. Một con Pitbull bình thường có thể cắn vào một vật và đu mình 30 phút không biết mệt, điều này xuất phát từ điểm nổi trội của Pitbull là chúng có thể lực tốt và thần kinh tốt, thậm chí một số con có thể kéo cả chiếc ô tô 4 bánh giống như một lực sĩ hạng nặng.

Do Pitbull phải vận động mạnh nên chúng ăn rất nhiều đạm. Loại thịt mà loài chó này thích nhất là thịt bò, mỗi bữa ăn Pitbull có thể ăn đến cả cân thịt bò Trong việc huấn luyện chó chiến đấu, thực đơn ăn uống của Pitbull cũng được quan tâm đặc biệt, một số người cho món ăn thường xuyên của Pitbull là cổ gà,người ta cho Pitbull ăn theo khẩu phần 12 chiếc cổ gà mỗi ngày, chia làm hai bữa. Cứ luộc nguyên cổ gà rồi cho Pitbull ăn, vừa đủ chất lại vừa luyện được răng. Thỉnh thoảng cho Pitbull ăn thịt chó để chúng dữ tợn hơn và tăng cường sức chiến đấu.

Chó sục Pit Bull Mỹ

Tính cách

Chó Pit bull bình thường rất thân thiện và hiền lành, trừ khi chúng bị đe dọa hoặc tấn công, ngoài ra Pit bull còn là loài chó rất trung thành, tình cảm với chủ. Tuy nhiên, điểm nổi bật của giống chó này chính là khả năng chiến đấu. Chúng chiến đấu rất hăng mỗi khi có đối thủ hoặc người lạ xâm nhập vào lãnh địa và sẵn sàng tấn công đối phương đến chết khi giao đấu Dòng chó Pitbull được xếp vào danh mục các giống chó nguy hiểm nhất đối với con người trong tổng số hơn 400 loài chó hiện nay trên thế giới, Pitbull được đứng đầu trong số những loài nguy hiểm nhất, sự nguy hiểm và ham mồi của giống chó này thể hiện ở chỗ khi đã ngoạm vật gì thì chỉ khi vật đó bị đứt lìa thì nó mới nhả ra và chuyển sang ngoạm chỗ khác thậm chí chúng day nghiến vật đó cho đến chết.

Khi bị Pit bull tấn công thì người ta sẽ thấy thương hại cho con chó đã dám tấn công Pitt bull, kể cả khi con chó đó to hơn gấp ba lần. Chúng ít khi bại trận trước những giống cho lớn hơn, hung dữ hơn, điểm nổi bật của chúng chính là sự bền bỉ không gì khuất phục được. Pitbull có thể đương đầu và hạ gục những con chó to hơn bản thân nó nhiều lần, ngay cả chó sói trong các trận đấu trực diện nó không biết sợ hay lùi bước trước bất kì đối thủ nào, khi đã lâm trận, loài chó này còn cuồng hơn cả chó điên, chó dại. Do tập tính lãnh thổ cao, do đó theo bản năng nó có thể tấn công những con chó, thú khác đến cùng thậm chí là những con thú lớn hơn nó nhiều lần. Là loài chó dường như không có cảm giác đau đớn, lỳ đòn, điều này khiến loài chó này sẵn sàng tấn công bất cứ ai.

Dòng chó Pitbull được xếp vào danh mục 11 giống chó nguy hiểm nhất đối với con người trong tổng số hơn 400 loài chó hiện nay trên thế giới. Thậm chí, theo bảng xếp hạng giống chó nguy hiểm thì loài Pitbull được đứng đầu trong số những loài nguy hiểm nhất. Loài chó này là bởi nó hội tụ đầy đủ nhất lợi thế chiến đấu của loài chó như một khung xương vững chắc, bộ hàm hộp không quá dài, một hệ cơ bắp mà không loại chó nào phát triển mạnh như nó, một hệ tuần hoàn với trái tim lớn và một chiến ý mãnh liệt, không biết sợ hay chùn bước trước bất kì đối thủ nào.

Chó sục Pit Bull Mỹ

Huấn luyện

Người ta nuôi và huấn luyện chó bằng nhiều bài cho đến khi vật nuôi đạt độ trưởng thành và hung dữ, đủ để xung trận. Để trở thành một chiến binh, Pitbull phải trải qua những bài huấn luyện công phu. Trung thành là bản tính có sẵn của Pitbull nên việc huấn luyện chỉ nhằm mục đích để cho chúng khỏe mạnh, bền sức và đặc biệt là càng hung dữ càng tốt. Để Pitbull chiến đấu tốt phải cho chúng trở về bản năng gốc, cho nên người ta không đưa chúng vào các trường huấn luyện chó, Pitbull sẽ trở nên ngoan ngoãn và mất hẳn bản năng chiến đấu của chúng.

Mỗi con Pitbull sẽ được chủ huấn luyện theo một cách riêng, nhưng đa phần đều trải qua những bài tập rất chung như quấn xích vào cổ để chạy, có con phải đeo chiếc xích to bằng cổ tay, tương đương trọng lượng cơ thể và tuy chiếc xích có thể nặng đến 40 kg nhưng pitbull vẫn nhấc lên nhẹ nhàng. Người ta còn cho chúng chạy trên máy tập, kéo lò xo, kéo lốp xe, cắn thịt sống… Để có hàm cứng cáp, nướu dẻo như cao su, cơ bắp săn chắc, có người đã xây dựng một hệ thống bài tập tổng hợp cực kỳ nghiêm ngặt. Một đoạn dây cao su to được treo lên trần nhà, chó nhảy lên táp rồi treo lơ lửng, tiếp đến phải xé dừa khô, cắn cây chuối. Thậm chí, chó phải đeo lốp xe hơi lên cổ rồi chạy marathon, tập bơi, chạy bộ.

Khi đã áp dụng những bài tập đó cho Pitbull thì ngày nào cũng phải duy trì đầy đủ, bất chấp điều kiện thời tiết. Các bài tập khác đều có xích để giữ, riêng bài kéo lốp thì phải thả ra cho chúng chạy. lúc thì để chạy theo xe, khi lại cho bơi xuống hồ nước, lúc lại cắn xé chiếc lốp cao su, ngày nào cũng phải dành hàng giờ đồng hồ đi bơi cùng những bài tập dẻo dai khác để tăng cường sức khỏe cho chúng. Ngoài ra, để huấn luyện được một con chó chọi tốt, người chủ nuôi phải kích động thái độ hung dữ của vật nuôi bằng số động vật nhỏ như mèo để nó làm quen và trở lên ngày càng dữ tợn. Ngoài những bài tập thể lực, thỉnh thoảng chủ chó còn có một bài tập dã man, đó là thử chó. Trước mỗi trận đánh, chủ chó thường thử khả năng chiến đấu của Pitbull đồng thời kích thích thú tính của chúng bằng cách mua một con chó sắp bị thịt mang về thả ra cho Pitbull cắn. Thường thì những cuộc chiến không cân sức đó chỉ kéo dài chưa đến 5 phút là con vật hiến thân kia sẽ chết.

Giống chó Pitbull đã thu hút được sự quan tâm của những người đam mê chơi chó bởi ngoại hình khỏe mạnh, sự trung thành với chủ, dữ dằn trong chiến đấu và sự hung dữ, một số người chơi Pitbull đã đẩy chúng vào những trận chiến sinh tử, tàn khốc. Trên thế giới, tại một số nước Nam Á, Nga hay như Trung Quốc lâu nay cũng ưa chuộng trò chơi chọi chó. Tại các nước châu Mỹ, nguồn gốc của những chú chó Pitbull, nơi chúng sống với chủ như những người bạn, người vệ sĩ trung thành. Tuy nhiên, sau khi du nhập về các nước châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, đa số Pitbull trở thành chiến binh cho những cuộc chiến và cá độ. Pitbull trở thành công cụ kiếm tiền cho những người chủ chó máu mê cờ bạc và việc chọi chó Pitbull rộ lên và có chiều hướng thành phong trào như một thú chơi hành động, mang tính bạo lực.

Một trận chọi chó thường kéo dài nhiều hiệp, mỗi hiệp khoảng 10 phút, chọi đến khi nào có một con thua do chấn thương hoặc chết mới dừng lại. Ngay việc kết thúc một trận chiến, nhiều chủ chó phải sử dụng một công cụ hỗ trợ gọi là banh hàm để tách được 2 đấu sĩ ra do đặc tính của Pitbull đã cắn là không nhả. Một Pitbull trưởng thành chỉ tham chiến mỗi tháng một trận do cần thời gian để phục hồi chấn thương. Chó Pitbull nặng khoảng 30–40 kg/con, rất hung dữ và hiếu chiến thường lao vào cắn xe nhau tàn bạo, thông thường, chó tham gia các cuộc đấu đã ở giai đoạn trưởng thành, nặng khoảng 30– 35 kg, và luôn trong trạng thái hung dữ, bị kích động.

Sau mỗi trận, dù thắng hay thua, chúng đều bị những chấn thương nhất định, nhẹ thì rách da, toác thịt… nặng thì gãy xương hoặc hơn nữa là bị cắn vào các động mạch. Các con chó đều mang đầy thương tích, con nhẹ thì gãy răng, đứt môi, tai, nặng thì có thể mất mạng. Những chú chó đã được huấn luyện để lao vào cắn xé nhau đến nát thịt, tan xương đang phục vụ cho thú chơi cờ bạc, cá độ của con người, sau một thời gian, các chú chó này lại tiếp tục lao vào trận chiến mới và lại một quá trình phục hồi. Sau khi chó đã trải qua các cuộc chọi, bản thân con chó đấy sẽ trở nên hung dữ rất nguy hiểm cho xã hội. Đã có rất nhiều trường hợp ở nước ngoài, chó tham gia chọi chó bất ngờ tấn công trẻ em hoặc cả người lớn. Tại Hoa Kỳ từ năm 2005-2012 bình quân mỗi năm có 19 người bị tử vong ở Mỹ do bị loại chó Pitbull tấn công.

Nguồn gốc Anh
Scotland
Ireland
Hoa Kỳ
Đặc điểm
Bộ lông Mượt

(Nguồn: vi.wikipedia.org)

Dobermann

Doberman là tên của một giống chó có thể nuôi để giữ nhà, canh gác hoặc làm nghiệp vụ. Tên gọi đầy đủ và chính xác của nó là Dobermann Pinscher (theo AKC American Kennel Club). Dobermann là một trong số ít những loại chó được đặt theo tên người (Louis Dobermann). Đây là một giống chó hung dữ, nhưng nếu được đào tạo tốt, nó có thể là những con chó tuyệt vời của gia đình. Với cách tiếp cận phù hợp, chúng có thể dễ dàng đào tạo và sẽ học hỏi rất nhanh. Giống như tất cả các con chó, nếu được đào tạo đúng cách, chúng có thể phù hợp với trẻ em.

Lịch sử

Louis Dobermann (1834-1894), sống ở vùng Apolda, nước Đức, được coi là người đã sáng tạo ra giống chó này, nhưng thực ra, một người bạn của ông, Otto Goeller mới là người đặt tên cho giống này. Goeller đã theo dõi một cách hào hứng những công việc lai tạo giống do Dobermann tiến hành trong một thời gian dài. Sau đó chính Goeller là người đã tiến hành công việc chọn lọc nâng cao chất lượng cho giống chó, bằng cách cho lai tạo từ rất nhiều con chó giống khác nhau mà Louis Dobermann đang có (bao gồm cả chó lai, chó terrier, và các giống chó chăn gia súc), để tạo ra giống chó mà ngày nay chúng ta biết đến với tên gọi Doberman Pinscher.

Louis Dobermann và Otto Goeller không ghi chép lại cách thức, tỷ lệ mà họ áp dụng khi gây giống chó mới, vì thế, không ai biết đích xác Doberman đã được tạo ra như thế nào. Nhưng hiện nay nhiều chuyên gia cùng đồng ý rằng Doberman Pinscher là hậu duệ của các giống chó sau: Rottweiler, German Pinscher, Manchester Terriers, German Short Haired Pointer, và thậm chí cả Great Dane hoặc GSD cũng có thể đóng góp một phần nào đó trong việc tạo ra Doberman.

Ở Việt Nam, thú nuôi chó Doberman hiện nay đã bắt đầu trở nên phổ biến. Nhiều người yêu thích dòng chó này đã tìm cách nhập về, bổ sung cho nguồn gen giống hạn chế trước đây. Hiện nay phần lớn những con doberman đẹp, có vóc dáng và thần thái tốt được nhập khẩu về có giấy chứng nhận thuần chủng đầy đủ, nguồn gốc xuất thân chủ yếu từ các trại chó danh tiếng trên thế giới. Khi Doberman bắt đầu thu hút thì một số lái buôn tập trung nhiều vào dòng Doberman, mua con cái cho sinh sản hay nhập khẩu con cái mang thai từ ngoại quốc nhằm mục đích kinh doanh. Do còn thiếu nhiều kinh nghiệm nên nhiều lái chó đã thất bại. Con giống doberman ở Việt Nam giá vẫn rất cao do số lượng người chơi đông nhưng số lượng con giống còn hạn chế.

Bề ngoài

Một con Dobermann cái có thể cao 65–70 cm và nặng khoảng từ 32 đến 35 kg, trong khi con đực thì vào khoảng 68-72 cm và nặng 40-45kg. Thông thường Dobermann có bộ ngực to khỏe, cơ thể săn chắc vạm vỡ. Nhưng theo xu hướng hiện nay thì người ta ưa chuộng Dobermann gầy và thon thả hơn. Tuy vậy, những con Dobermann to khỏe vẫn được một số người thích chọn.

Doberman con

Màu sắc

Khi nhắc đến Dobermann, đa số mọi người nghĩ đến một con Dobermann màu đen với các viền nâu vàng. Thực tế, Dobermann có 2 gene màu khác nhau (giả sử gene A và B) tương tác để có thể tạo ra bốn loại kiểu hình về màu sắc khác nhau. Con Dobermann với màu truyền thống đen hoặc đen và vàng là do chúng mang allele trội của cả hai gene (A – B –). Một loại biến chủng thường thấy ở Dobermann có bộ lông màu đỏ hay đỏ và vàng là do chúng đồng hợp lặn về 1 gene (vd. A – bb). Đó là cách gọi ở Mỹ còn ở các nơi khác, những con Dobermann như vậy được gọi là màu nâu vì bộ lông phủ toàn màu nâu đỏ sẫm với những viền vàng. Tuy nhiên, đối với những con Dobermann đồng hợp lặn ở gene màu kia (aa B-) thì có màu lông xanh xám. Một con Dobermann có tổ hợp gene đồng hợp lặn ở cả hai gene (aa bb), rất hiếm gặp trong tự nhiên, thì có màu vàng sáng và được gọi với cái tên là “isabella“.

Trong thập niên 1970, một con Dobermann có màu thứ năm, một màu trắng hoàn toàn đã được sinh ra và từ đó di truyền màu lông này cho các thế hệ con cháu của nó. Quá trình nội phối nghiêm ngặt này diễn ra trong một vài thế hệ, theo phương thức mà các nhà chọn giống gọi là “cố định” đột biến, sau đó đã được tung ra thị trường. Những con Dobermann có màu lông như vậy đã mang một đột biến di truyền mới, tác nhân ngăn cản quá trình tổng hợp sắc tố, bất kể nó mang kiểu gene gì trong 2 gene màu nói trên (gene A và B). Thực ra, đó là những con chó mắc bệnh bạch tạng.

Mặc dù nhiều chủ nhân của những con chó Dobermann trắng thì thấy màu lông trắng khá đẹp, nhưng cũng như các con vật bị bệnh bạch tạng khác, chúng mang nguy cơ tiềm ẩn mắc bệnh ung thư và một số bệnh khác. Những con bạch tạng này cần tránh tối đa tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Vì nguy cơ mắc bệnh và chết sớm của những con Dobermann trắng này hầu như là chắc chắn nên ngày càng có nhiều người kêu gọi ngừng ngay việc chọn giống và thương mại những con bệnh bạch tạng, đó là một hành vi đối xử độc ác của con người đối với vật nuôi. Một vài quốc gia đã ban hành luật cấm việc chọn giống nhằm mục đích tạo ra những con Dobermann trắng, nhưng cho phép những nhà chọn giống có thể nuôi dưỡng những con Dobermann này nếu không để việc nội phối tạo ra các thế hệ bạch tạng tiếp theo.

Một con chó Dobermann có tai đã cắt xén và đuôi đã cắt.

Đuôi

Nhìều người ngạc nhiên khi thấy những con Dobermann với đuôi rất ngắn. Thực tế đuôi của Dobermann thường dài hơn những giống chó khác. Nhưng thông thường, đuôi của Dobermann được cắt vài ngày sau khi được sinh ra. Lý do của việc này là Dobermann với đuôi ngắn (gần như cụt) là một điển hình về Doberman, đặc điểm này gắn liền với Doberman, do người tạo ra giống chó này là ông Louis Dobermann đã mường tượng ra chúng như vậy. Đặc điểm này còn làm cho Dobermann trông ngầu và dữ dằn hơn.

Lý do khác là vấn đề công việc khi Dobermann làm nhiệm vụ của chó cảnh sát là bắt cướp. Kể tấn công có thể dễ dàng nắm đuôi Dobermann và điều đó trở thành một điểm yếu. Còn lý do khác nữa là đuôi Dobermann dễ bị gãy nếu để bình thường, một khi đã gãy thì rất khó chữa và sẽ gây đau đớn cho Doberman. Tuy vậy, vẫn có một số ít người muốn Dobermann với cái đuôi nguyên vẹn. Thường thì họ phải đặt vấn đề này với người bán sớm vì chuyện cắt đuôi Dobermann phải được tiến hành sớm sau khi vừa sinh ra.

Tai

Chuyện Dobermann cần phải được cắt tai để có một đôi tai dựng đứng trong khoảng 7 đến 9 tuần đầu từ lúc mới sinh là không chính xác, chuyện này có thể để đến 6 tháng hoặc 1 năm cũng được. Nhiều người tỏ ra không thích chuyện cắt tai Dobermann vì họ nghĩ rằng điều đó làm Dobermann rất đau đớn. Từ trước đến nay vẫn chưa ai đem Dobermann được cắt tai và Dobermann để tai tự nhiên ra so sánh, nhưng người ta vẫn tin rằng Dobermann được cắt tai có thể tránh được những vấn đề về tai như nhiễm trùng cao hơn.

Tính cách

Được lai tạo hàng thế kỷ để trở thành loài chó canh gác, Doberman có được các phẩm chất lý tưởng cho công việc này: Nhậy cảm, nhiệt huyết, có sức mạnh và sự bền bỉ phi thường. Hơn thế nữa, đây là một trong những giống chó vô cùng thông minh và dễ dạy bảo. Quyết đoán, không hề biết sợ hãi nhưng không hoang dã, trung thành, tận tuỵ và tình cảm với gia đình chủ, chó Doberman gần như trở thành một thành viên chính thức của gia đình.Vì Doberman rất thông minh, dễ dạy bảo, có khả năng tấn công, bảo vệ rất tốt nên trong thực tế chúng thường được huấn luyện để phục vụ nhiều mục đích khác nhau (trong đó có cả mục đích xấu).

Phim ảnh đã từng có thời dựng rất nhiều về Doberman như Doberman Gang (1972), Daring Dobermans(1973), The Amazing Dobermans(1976), Eyes of an Angel(1991)….,trong các bộ phim này đôi lúc Doberman xuất hiện với hình ảnh dữ dằn (Doberman Gang) nên nhiều người không hiểu biết về giống này nghĩ rằng giống này hung dữ nhưng thực ra Dobermann rất đáng yêu và thông minh (xem phim Eyes of an Angel), chúng rất hiếm khi tự ý tấn công con người, trừ trường hợp nó cảm thấy có điều gì nguy hiểm đang xảy ra với chủ hoặc gia đình nó hoặc khi nó được huấn luyện và ra lệnh tấn công con người. Trong các cuộc thi về vâng lời, Doberman luôn được đánh giá là giống chó thông minh và vâng lời bậc nhất.

Thể chất

Dobermann là giống chó có sức khỏe rất tốt, ít bệnh tật, tuổi thọ trung bình 11-13 năm. Tuy nhiên khả năng chống chịu thời tiết khắc nghiệt của chúng không được tốt lắm. Ở xứ lạnh vào những hôm nhiệt độ ngoài trời quá thấp có băng tuyết thì không nên để Dobermann ở ngoài trời (vì lông của chúng ngắn, chịu lạnh không tốt bằng nhưng giống lông xù).

Loại chó nguy hiểm

Dobermann bị xếp vào loại chó nguy hiểm tại tiểu bang Brandenburg ở Đức.
Bên Thụy Sĩ, 8 trong 12 bang cũng liệt Dobermann vào loại chó nguy hiểm, và phải xin giấy phép nếu muốn nuôi loại chó này. Ở bang Wallis họ cấm cả việc nuôi, gây giống và nhập cảnh vào.

Tên khác Doberman Pinscher, Doberman
Biệt hiệu Dobie, Dobynm
Nguồn gốc Đức
Đặc điểm
Nặng Đực 40–45 kilôgam (88–99 lb)
Cái 32–35 kilôgam (71–77 lb)
Cao Đực 68 đến 72 xentimét (27 đến 28 in)
Cái 63 đến 68 xentimét (25 đến 27 in)
Bộ lông Ngắn
Màu Đen
Đỏ
Xanh dương
Nâu vàng
Tuổi thọ 9–12 năm

(Nguồn: vi.wikipedia.org)

Các giống chó cảnh đẹp nhất trên thế giới

1. Chó Husky

Chó Husky (chó tuyết kéo xe) có xuất xứ từ Siberia – Nga, rất giống chó sói. Được con người lai tạo lần đầu tiên để kéo xe tuyết chở hàng hóa khắp Siberia. Thân hình những chú chó Husky cân đối, dáng vẻ dũng mãnh và đặc biệt cực kỳ dẻo dai. Bộ lông của chúng rất dày có 2 lớp giúp giữ ấm cơ thể rất tốt, nhưng cũng chính lớp lông này khiến chúng khó thích nghi khi được nuôi trong thời tiết nắng nóng.

Ngày nay, chó Husky gần như không dùng để kéo xe mà thường được nuôi làm thú cưng trong nhà. Với bộ lông đẹp, khuôn mặt ngộ nghĩnh, dáng vẻ thần tuấn nên tại Việt Nam giá của một chú chó Husky có giá khoảng từ 6-10 triệu.

Chó Husky (chó tuyết kéo xe)

2. Chó Samoyed – Chó tuyết kéo xe và chó săn

Chó Samoyed có xuất xứ từ vùng núi Taiga, Tây Bắc Siberia – Nga. Cũng giống như Husky chúng cũng có cơ thể mạnh mẽ, dẻo dai, lớp lông dày có thể kéo xe tuyết trong thời gian dài. Chó Samoyed có địa vị rất cao trong xã hội người Samoyede giúp họ vận chuyển lương thực, săn bắt thú rừng và bảo vệ khỏi kẻ thù.

Tại Việt Nam, một chú chó Samoyed đã được nuôi dưỡng có thể thích nghi với khí hậu nhiệt đới có giá từ 8-10 triệu.

Samoyed có xuất xứ từ vùng núi Taiga, Tây Bắc Siberia – Nga

3. Chó Alaska (Alaska Malamute)

Chó Alaska cũng là một giống chó xứ lạnh giống Husky và Samoyed được thuần hóa bởi bộ tộc Mahlemute. Khi mới bắt đầu thuần hóa, chó Alaska cũng chỉ có kích thước ngang với Husky nhưng được người Eskimo lai tạo để có được những chú chó Alaska to khỏe, dẻo dai và chịu được thời tiết khắc nghiệt hơn.

Với bộ lông đẹp của chó xứ lạnh, chó Alaska đã nhanh chóng được công nhận là 1 trong 10 giống chó đẹp nhất thế giới.

Ở Việt Nam, một chú chó Alaska thuần chủng có giá từ 8-10 triệu.

Alaska (Alaska Malamute)

4. Chó Becgie – Chó chăn cừu

Chó Becgie được người Đức lai tạo lần đầu năm 1899, chủ yếu dùng để chăn cừu. Nhưng với sự thông minh vượt bậc, trung thành, nhanh nhẹn chúng nhanh chóng được huấn luyện để phục vụ trong ngành cảnh sát và quân đội. Theo thống kê, chó Becgie là giống chó phục vụ nhiều nhất trong lực lượng cảnh sát tại các nước trên thế giới.

Tại Việt Nam, chó Becgie cũng được sử dụng rất nhiều trong hoạt động phòng chống tội phạm. Chúng tương đối phổ biến nên chỉ có giá từ 4-7 triệu.

Chó Becgie thông minh vượt bậc, trung thành, nhanh nhẹn

5. Chó Golden (Golden Retriever)

Đây là giống cho có nguồn gốc từ nước Anh, được lai tạo qua nhiều giống chó khác nhau. Nhưng chúng vẫn có bản năng săn mồi rất mạnh, khả năng đánh hơi tìm dấu vết hoàn hảo nên chúng cũng được cảnh sát các nước huấn luyện để dò tìm ma túy và các chất nổ.

Khi sống lâu với con người, chúng trở nên rất hiền lành, thân thiện có đôi chút nghịch ngợm nhưng đặc biệt trung thành. Nên ở Việt Nam chúng được nuôi khá phổ biến và thường có giá từ 4-7 triệu/con.

Golden (Golden Retriever) đặc biệt trung thành

6. Chó săn Poodle

Poodle là giống chó có xuất xứ từ Pháp, có khả năng bơi lội rất giỏi nên từ xưa chúng thường được người dân bản xứ dùng để săn vịt trời. Đặc điểm của chúng là có bộ lông xoăn tít, giữ ấm rất tốt.

Ngày nay chó Poodle có rất nhiều kích thước khác nhau, nhưng với những chú chó Poodle mini được yêu thích hơn cả. Giá của chúng thì cũng dao động rất lớn từ 4-10 triệu/con.

Poodle – chó săn vịt trời

7. Chó Labrador

Labrador là giống chó được coi là phổ biến nhất tại Mỹ, thường được các dân nuôi chó chuyên nghiệp huấn luyện để tha mồi trong các cuộc đi săn. Chó Labrador rất thông minh, có thể giúp con người làm được rất nhiều việc nên chúng thường được coi là một thành viên trong gia đình.

Tại Việt Nam giá của mỗi chú chó Labrador thuần chủng chó giá từ 3-5 triệu/con. Còn chó Labrador gốc Thái bán với giá từ 6-8 triệu.

Labrador là giống chó rất thông minh

8. Chó Doberman

Chó Dorberman được nhà lai tạo người Đức Louis Dorberman nhân giống thành công năm 1890 bởi ít nhất 4 giống chó. Tỉ lệ kết hợp giữa 4 giống chó với nhau gần như đã bị thất lạc.

Chó Dorberman rất dũng mãnh, cơ bắp, cổ cao, ta dụng chân dài và nhanh nhẹn. Một chú Dorberman trưởng thành nặng từ 30-45kg tùy theo giới tính đực hay cái. Bản tính Dorberman khá hung giữ, rất cảnh giác với người lạ nhưng trung thành với chủ nên thường được các gia đình nuôi làm chó giữ nhà.

Chó Dorberman mới phổ biến trong một vài năm gần đây nên có giá khá đắt, thường trên 10 triệu/con.

Doberman hung giữ, rất cảnh giác với người lạ nhưng rất trung thành nên thường được nuôi làm chó giữ nhà

9. Chó Pitbull

Chó Pitbull có nguồn gốc từ Anh, ban đầu có kích thước khá nhỏ bé, nhưng để phục vụ một thể thao “chọi chó” nhiều người tại Mỹ đã lai tạo chúng trở nên to lớn và hung dữ hơn. Và cái tên Pitbull cũng được bắt nguồn từ môn thể thao này. Vào đầu thế kỷ 20 do luật cấm những trò giải trí như “chọi chó” ra đời nên Pitbull được lai tạo cho trở nên hiền lành và dùng để nuôi trong nhà.

Pitbull có một cái đầu to, cơ bắp săn chắc, trông khá hung dữ nên nhiều người rất sợ giống chó này. Nhưng thực tế chó Pitbull còn hiền hơn cả chó Dorberman và chúng chỉ trở nên hung dữ khi bị khiêu khích.

Chó Pitbull rất được giới trẻ trên thế giới yêu thích bởi sự mạnh mẽ của chúng. Một chú chó Pitbull hiện nay tại Việt Nam có giá từ 10-20 triệu/con.

Chó Pitbull có nguồn gốc từ Anh

(Nguồn: tổng hợp)

Chó tha mồi Labrador

Chó tha mồi Labrador thường được gọi với tên thân thuộc là Lab là một giống chó săn phổ biến ở Mỹ chúng thuộc nhóm chó săn mồi (gundog) và thường dùng để tha các con mồi về cho chủ trong các cuộc săn. Tên gọi Labrador có xuất xứ từ chữ “labrador” trong ngôn ngữ Bồ Đào Nha, có nghĩa là người lao động. Trong quá khứ, chó Labrador là giống chó được các thủy thủ, ngư dân Newfoundland và Bồ Đào Nha ưa chuộng nhất. 

Chúng hiền lành, dễ gần và thích ở gần con người, loài chó săn mồi được coi là một trong những loài chó phổ biến nhất ở Mỹ trong những năm qua. Chó Labrador săn mồi rất năng động, đáng tin cậy, đáng yêu, dễ huấn luyện, nhiều người Mỹ coi chú chó này là một thành viên trong gia đình. Ở Nga chúng còn được gọi là “Labriki”, “Laby”, hay “Labukh”.

Một con Lab đang tha một con mồi

Tổng quan

Tổ tiên của chúng là giống chó Newfoundland ở Canada. công việc thường ngày của chúng là giúp những ngư dân kéo lưới bắt cá. Labrador được huấn luyện để nhảy từ trên tàu xuống nước đầy băng tuyết và kéo lưới vây lại giúp những ngư dân bắt cá dễ dàng hơn. Chúng được các thuyền Anh mang về nước vào những năm 1800, và chính ở nước Anh, bản năng tìm kiếm của chúng được phát triển hơn. Chúng cũng trở thành những chú chó gia đình và để bầu bạn bởi bản tính dịu dàng, tình cảm và rất dễ huấn luyện.

Chúng cũng chứng tỏ khả năng trong việc phát hiện thuốc nổ, dắt người mù và giúp việc cho những người tàn tật. Trung thực, điềm tĩnh, thông minh, khi chơi với trẻ nhỏ gây được sự yên tâm cho con người, luôn luôn tự thỏa mãn hài lòng, thích hợp cuộc sống vùng ngoại ô.

Chó săn Labrador có khứu giác đặc biệt tốt, nên trong cả hai thế chiến giống chó này được dùng để truy tìm địa lôi, hiện nay được dùng để đánh hơi tìm các loại độc dược phạm pháp. Về cơ bản Labrador được nuôi trong nhà do đó nên chuẩn bị tốt lồng hoặc phạm vi tương đối rộng cho chúng, bởi giống chó này lớn rất nhanh. Giống chó Labrador chiếm gần tám mươi phần trăm số chó dẫn đường trên toàn thế giới.

Với phương diện là chó săn, chó Labrador là phụ tá vô cùng đắc lực cho thợ săn: hoạt động không mệt mỏi, đánh hơi theo dấu tài tình, hiểu và thực hiện các mệnh lệnh một cách nhanh chóng, tóm tại thuộc hàng xuất sắc trong các nòi chó săn. Chó Labrador có thể tìm kiếm chính xác không bao giờ sai vị trí con mồi bị bắn chết hoặc bị bắn rơi, cả ở trên cạn lẫn dưới nước. Chúng còn có trực cảm tốt, sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ, đặc biệt là khả năng đánh hơi theo dấu máu con mồi dù đã khô sau mấy ngày.

Chó săn thuộc giống Labrador không bao giờ tỏ ra hoảng hốt, giận dữ khi chẳng may bị mất liên lạc với chủ, vẫn miệt mài thực hiện công việc của mình, theo mệnh lệnh mà chủ đã ban ra trước đó. Khi tha con mồi về cho chủ, chó Labrador ngậm nhẹ nhàng đến mức không thể nhận thấy dấu răng trên thân thể con mồi, trong khi đó, với những con chó săn thuộc giống khác, khi con mồi được đưa về cho chủ thì bị giập nát. Chó Labrador tham gia công việc săn bắn không phải do có bản năng hung hãn tự nhiên, mà do ý thức phục tùng người chủ của mình.

Labrador bản tính dịu dàng, tình cảm và rất dễ huấn luyện

Lịch sử

Bắt nguồn từ những con to lớn có tên là Greater Newfoundland, tổ tiên của giống chó Newfoundland hiện tại của Canada, giống nhỏ hơn có tên là Lesser Newfoundland hay St. John’s Dog, giống chó này là tổ tiên của Labrador Retriever và 3 giống chó Retiever khác trên thế giới: Flat-Coated Retriever, Chesapeake Bay Retriever và Golden Retriever, nhưng Labrador Retriever được coi là ít bị lai nhất, vẫn giữ rất nhiều đặc tính của St. John’s Dog. Nguồn gốc của John’s Dog chưa có tài liệu nào ghi lại rõ ràng, vào thế kỷ 15 ở Newfoundland vẫn còn là một vùng hoang sơ, không có chính phủ, chỉ có thổ dân và các tàu đánh cá từ châu Âu tới để đánh bắt loại cá tuyết King Cod rất ngon và có rất nhiều ở vùng biển này, họ đánh bắt cá rồi muối phơi khô để chở về châu Âu.

Những ngư phủ đến từ châu Âu đã đem theo những giống chó trên tàu, và khi họ định cư ở Newfoundland các giống chó này lai với nhau và được chọn lọc theo quy luật tự nhiên để phù hợp với khí hậu và công việc nên tạo ra giống chó Lab, cá thể nào yếu, không phù hợp với khí hậu và chế độ làm việc sẽ chết, việc đánh bắt cá trên tàu hay dưới biển đòi hỏi con chó phải có sức khỏe rất tốt và chịu lạnh giỏi, vì nước biển ở vùng này rất lạnh. Và những giống chó này có thể là những giống chó của Anh và Bồ Đào Nha.

Chúng từng tham gia kéo lưới cá với thổ dân Bắc Mỹ. Mùa đông, nước biển Đại Tây Dương lạnh nhưng chúng có bộ lông dày và lớp lông mao bên dưới không thấm nước nên giữ được thân nhiệt rất tốt. Không chỉ phụ kéo lưới trên thuyền, chúng sẵn sàng lao xuống nước để lùa cá vào lưới và gỡ lưới. Sau mỗi chuyến đánh bắt trở về bờ, chó Labrador còn phụ giúp các ngư phủ kéo cá về nhà.

Có những ý kiến cho rằng những con chó đến từ châu Âu đã lai với giống chó của thổ dân một cách tự nhiên rồi tạo ra giống Labrador. Trước khi người da trắng đến Newfoundland đã có thổ dân da đỏ Beothuks sống ở đó, người ta còn tìm thấy ngôi mộ cổ của thổ dân có chôn theo hai con chó nặng khoảng 45-55 pounds. Họ nuôi để làm bạn với con người và dùng để đi săn, đó là chó của những người thổ dân, và những người châu Âu nhìn lầm nó là những con chó sói. Những con chó của thổ dân được đánh dấu rất nhiều trên tai giống như người ta làm dấu với cừu ở bên Anh.

Labrador là giống chó hiền lành, tốt nết

Sau đó người da trắng châu Âu đã săn lùng và tiêu diệt thổ dân ở Newfoundland, và giống chó của thổ dân Beothuks cũng thoe số phận của những người chủ của nó bị tuyệt chủng. Nếu Lab là giống chó có sẵn ở Newfoundland của thổ dân, thì không hợp lý vì giống chó của thổ dân có cấu trúc gần giống với giống chó Nordic Spitz cổ xưa. Vào thời điểm đó các con chó St. John’s Dog đều chỉ có màu đen và có đốm trắng hai bên má, trước ngực và ở bốn chân, lông ngắn và không thấm nước, lông ngắn để bơi lội ở vùng khí hậu lạnh, khi lên bờ nước bám trên lông không bị đông đá, đây cũng là điểm khác biệt với chó Newfoundland kéo cá ở tren bờ có bộ lông dài.

Vào đầu những năm 1800 người Anh và người Scotland đã du nhập những con St. John’s Dog đầu tiên về nước, và họ phát hiện những con chó này rất giỏi việc tha mồi trong săn bắn, nhất là săn vịt trời hay những con thú ở những vùng ngập nước và họ gọi những con St. John’s Dog này là Labrador Retriever, gọi theo tên vùng biển Labrador ở Canada nơi mà nó xuất xứ, để phân biệt với những con Newfoundland.

Một bá tước người Anh và bá tước người Scotland cũng đã mang những con chó St. John’s Dog về để săn bắn. Sau khi họ chết, con trai của họ đã chính thức nhập về rất nhiều Labrador từ Canada để nhân giống và mở trại chó Labrador đầu tiên ở Anh và Scotland, họ nói rằng họ cố giữ giống chó này thuần chủng như những con St. John’s Dog ở Canada.

Vào thời đó trò chơi săn bắn rất thịnh hành ở châu Âu, nhưng chưa có các hiệp hội công nhận chó thuần chủng và người ta sẵn sàng nhân giống bất cứ con gì có tài săn bắn để hoàn thành nhiệm vụ tốt mà không cần chú ý tới vấn đề thuần chủng nhiều. khiến giống chó St. John’s Dodần dần đi tới tuyệt chủng. Năm 1870, Chính quyền Newfoundland đã ra đời, cho phép mỗi gia đình chỉ được nuôi một con chó vì lúc đó Newfoundland đang phát triển ngành chăn cừu, luật đó để bảo vệ những đàn cừu không bị chó tấn công, và St. John’s Dog đã hiếm dần, đến năm 1930 thì rất hiếm ở Newfoundland.

Năm 1895 ở Anh, ra luật rất khắt khe đối với những con chó nhập vào nước Anh để tránh lây bệnh dịch từ các nước khác, người nhập chó phải có giấy phép, phải đóng thuế rất cao và chó phải bị giữ lại 6 tháng để kiểm tra trước khi cho về nhà với chủ. Chính vì điều này, lại cộng thêm sự khan hiếm giống chó St. John’s dog ở Canada, vì vậy Labrador ở Anh đã phải nhân giống với những giống chó khác để có được giống chó Labrador ngày nay, nhiều khả năng nó được lai với Setter, Spaniels và những giống Retriever khác, vì vậy Lab ngày nay nhìn gần giống với St. John’s dog, nhưng không có đốm trắng ở hai bên mõm và ở chân, chỉ còn đốm trắng ở ngực, và tiêu chuẩn của Lab cũng không chấp nhận đốm trắng ở bất cứ đâu ngoại trừ ở ngực. Ngày nay khi nhân giống những con Lab thuần chủng với nhau thì rất hiếm khi bị có đốm trắng ở mõm, nhưng nếu lai Lab với những giống chó khác thì lại rất thường gặp điều này.

Một con Lab đang tha một con vịt

Đặc điểm

Có hai giống Labrador được biết đến đó là Labrador Anh và Labrador Mỹ. Labrador Anh có nguồn gốc từ nước Anh, và nhìn chung thì có những sự khác biệt giữa các giống này. Labrador Anh có thân hình chắc chắn, người dầy và vuông vức hơn trong khi Labrador nguồn gốc từ Mỹ lại có thân hình cao và thon hơn.

Nhìn chung, Labrador là giống chó rắn chắc và khỏe, thân hình khá dài. Kích thước chiều cao trung bình của con đực từ 56–61 cm, con cái từ 53–58 cm. Cân nặng con đực từ 27–34 kg, con cái từ 25–32 kg. Labrador có đầu rộng, mũi dày và hàm sắc bén, mõm của chúng khá rộng, lực cắn của chúng có thể lên đến khoảng 56,6 kg. Cổ rất mạnh mẽ, cặp mắt màu hạt dẻ hoặc nâu đỏ. Cấu trúc xương ở các chi chắc chắn, giữa các ngón chân có màng giúp chúng bơi lội dễ dàng. Tuổi đời chủa chúng khoảng 10 – 12 năm. Giống Lab rất mạnh khỏe, không có bệnh gì đặc trưng thường gặp ở giống chó này, nhưng cũng giống như tất cả các giống chó khác Lab thỉnh thoảng cũng bị hip dysplasia (hở xương hông), elbow dysplasia (hở xương cùi chỏ), Gastric torsion (bloat) – bệnh đầy hơi, xoắn bao tử.

Chúng có bộ lông ngắn, cứng, dễ chăm sóc. Lông của chúng gần như thẳng, không một gợn sóng, các màu phổ biến là đen, vàng và sôcôla. Labrador thường có nhiều màu biến đổi từ vàng nhạt đến nâu đậm, thậm chí có màu đen nhưng khá hiếm. Trên thực tế còn tồn tại hai màu khá hiếm gặp là màu bạc và màu xám một số người cho rằng màu bạc và xám là kết quả của sự lai tạp, những người khác lại cho rằng đó đích thị chỉ là sự đột biến. Thời gian chúng thay lông, trong nhà đầy lông chó. Chúng có bộ lông không dài và có một lớp lông mao rất rậm bên dưới hoàn toàn không thấm nước. Lông của chúng hoàn toàn không có mùi hôi và khả năng gây dị ứng vô cùng thấp. Bộ lông của chúng đôi khi còn được gọi là “chất chống dính”, vào mùa xuân tuyết tan hay mùa thu mưa dầm, đường sá, sân vườn lầy lội, chúng có bị lấm bẩn đến mấy thì khi lông khô, mọi thứ chất bẩn bám trên mình đều tự rơi xuống hết. Chúng không sợ băng giá và rất ít khi bị đau ốm, có thể đi dạo ngoài trời khi nhiệt độ xuống đến âm 30 độ, hoặc thậm chí, nếu cần, có thể tắm ở lỗ băng trên mặt sông mùa đông, ngoài ra chúng có đặc tính không kén ăn.

Labrador là giống chó rất tình cảm

Tập tính

Labrador là giống chó rất tình cảm, trìu mến, đáng yêu và nhẫn nại. là giống chó hiền lành, tốt nết. Chúng rất mến trẻ con, lại không đòi hỏi những điều kiện chăm sóc phức tạp, rắc rối. Mức độ thông minh cao, rất trung thành, bền bỉ và vui vẻ. Chúng rất thích chơi đùa, đặc biệt là với nước bởi chúng thực sự thích bơi lội. Labrador là giống chó tốt và đáng tin cậy, rất thân thiện và yêu mến trẻ nhỏ cũng như hòa đồng với các giống chó khác. Chúng cần những người chủ quan tâm và xem chúng như một phần trong gia đình. Chúng rất dễ huấn luyện, một số cá thể có thể khá dè dặt với người lạ, nhưng nếu hòa đồng chúng thì hoàn toàn không có vấn đề gì.

Giống chó Labrador là một trong những giống chó đứng đầu trong bảng phân cấp các giống chó xét theo khả năng hiểu đúng và thực hiện chính xác một số lượng lớn nhất những câu lệnh của người. Những câu lệnh ngắn gọn, khô khan của con người được chúng tôi chuyển hóa thành ngôn ngữ thuộc cấp độ giao tiếp. Những con chó thuộc giống Labrador đều dễ huấn luyện. Điều quan trọng là bạn hãy giải thích cho chó Labrador biết cần gì, không nên dọa nạt, ép buộc chúng. Hãy thể hiện sự bình tĩnh, tế nhị, đồng cảm, nó sẽ đáp lại bằng sự vâng lời, tính kỷ luật và lòng trung thành.

Labrador là giống chó canh gác chứ không phải là chó bảo vệ mặc dù chúng ta vẫn có thể bắt gặp một số con được đào tạo để làm nhiệm vụ bảo vệ. Nên dạy cho Labrador sớm bỏ xích, bởi vì cổ của chúng rất khỏe do vậy sẽ rất vất vả để điều khiển nó bằng xích. Đây là một giống chó được nuôi khá phổ biến. Các khả năng của chúng bao gồm: đi săn, theo dõi, tìm kiếm đồ vật, canh gác, làm chó cảnh sát để phát hiện ma túy, dắt người mù, chó phục vụ cho những người tàn tật, tìm kiếm và cứu nạn, thậm chí là kéo xe. Labrador Anh thường điềm tĩnh, thoải mái hơn Labrador Mỹ. Labrador Anh cũng thành thục sớm hơn.

Labrador có thể được nuôi trong căn hộ nếu như được luyện tập đầy đủ, tuy nhiên chúng tỏ ra không năng động lắm khi ở trong nhà, nên có một cái sân với kích cỡ vừa phải để chúng được thoải mái. Chúng là giống chó khỏe mạnh, do vậy chúng rất hài lòng khi được chơi đùa hay làm việc thường xuyên. Cần có nhiều bài tập thường xuyên cho chúng cộng với một khẩu phần ăn hợp lý để tránh trường hợp trở nên quá béo. Chó Labrador nhất thiết phải được ra ngoài đi dạo mỗi ngày hai lần, không dưới một tiếng đồng hồ. Đó là chủng chó săn, chó thợ, chúng phải luôn có một công việc nào đó mới chịu được. Labrador có bộ lông mượt, ngắn dễ chăm sóc. Mức độ rụng lông là trung bình. Chỉ nên tắm cho chúng khi thực sự cần thiết.

Chó Lab được nhiều người nổi tiếng trên thế giới nuôi như chó cảnh

Vật cưng

Chó Lab được nhiều người nổi tiếng trên thế giới nuôi như chó cảnh, có thể kể đến là công chúa Monaco Caroline, vua Gustav của Thụy Điển, tổng thống Estonia Arnold Ruutel, đạo diễn Ý Federico Fellini, các ca sĩ Demis Roussos và Dieter Bohlen, nhà thiết kế thời trang Giorgio Armani, các diễn viên điện ảnh Harrison Ford, Arnold Schwarzenegger, Antonio Banderas, Drew Barrymore, Kevin Costner, Vanessa Paradis và Ted Turner. Chó Labrador cũng được các chính khách như Jacques-Yves Cousteau, Nicolae Ceausescu, Bill Clinton và Francois Mitterrand ưa thích. Trong nhiều thập niên gần đây, chó Labrador thường xuyên có mặt trong các gia đình thuộc hoàng gia Anh. Ở nước Nga, chó Labrador được các nhà lãnh đạo cao cấp hàng đầu như Vladimir Putin, Dmitry Medvedev, Sergei Shoigu yêu quý, các quan chức cấp dưới của họ cũng bắt đầu nuôi chó Labrador.

Tên khác Labrador
Biệt hiệu Lab
Nguồn gốc Canada
Đặc điểm
Bộ lông mượt, ngắn
Lứa đẻ 5–10 chó con (TB: 7.6)
Tuổi thọ 12–14 years

(Nguồn: vi.wikipedia.org)

Chow Chow

Chó Chow Chow (thường gọi tắt là Chow) là một giống chó có nguồn gốc ở phía Bắc Trung Quốc, nơi đây nó được gọi là Tông sư khuyển (Pinyin: 鬆獅犬), có nghĩa là “chó sư tử xù”. Giống chó này cũng được gọi là Đường Khuyển, “chó của đời nhà Đường.” Người ta tin rằng Chow Chow là một trong những con chó bản địa được dùng làm hình mẫu cho tượng đá nghê trấn giữ phía trước cửa chùa Phật giáo và cung đình. Đây là một trong số ít các giống chó cổ xưa vẫn còn tồn tại trong thế giới ngày nay.

Chow Chow màu lông kem

Tổng quan

Trong lịch sử, chúng đã được sử dụng trong các việc như săn bắn, kéo xe và canh gác. Chúng còn được dùng để săn sói, chồn, gà lôi. Chow Chow Từ bao đời nay giống chó Tây Tạng này luôn được coi là chó làm việc, chó canh gác và không được hưởng cuộc sống xa hoa như một vài giống chó khác. Chúng được coi là giống chó bình dân, có họ hàng với giống Laika và được dùng để trông nhà, kéo xe trượt tuyết và săn bắn. Bộ lông dày của Chow chow được sử dụng làm áo lông, ngoài ra thịt của chúng còn là một món đặc sản tại Trung Quốc.

Chow chow có ngoại hình rất giống với hình mẫu chó đá hoá thạch từ hàng triệu năm trước. Được biết đến khoảng 2.000 năm trước tại Trung quốc. Lần đầu tiên được đưa vào nước Anh năm 1800, tên gọi Chow chow xuất phát từ việc người Anh gọi tất cả các súc vật lạ được đưa vào từ miền viễn Đông. Năm 1880 lần đầu tiên một số cá thể dòng lông ngắn của giống Chow Chow, còn có tên chó Katon, được đưa về Anh quốc. Thông qua các cuộc lai tạo được lựa chọn nghiêm ngặt với các giống chó lông dài bản địa, chúng đã trở thành giống chó thượng lưu. Chow Chow là chó cưng của nữ hoàng Victoria và các sau này là nữ hoàng Elisabeth.

Chow Chow màu lông nâu vàng

Đặc điểm

Chow Chow thuộc giống chó có nguồn gốc cổ xưa. Đặc biệt là chúng có dáng của loài gấu nhỏ vùng Tây Tạng và Mãn Châu Lý do có cái lưỡi có nhiễm sắc thể xanh (huyền đề), cái đầu bành to, các cặp chân ngắn và thân hình có kích thước hình vuông (kích thước chiều dài và chiều cao tới vai bằng nhau, giống như các dòng Spitz Đức. Giống chó đòi hỏi sự quan tâm sâu sắc từ người chủ của chúng nếu họ không muốn chúng trở nên hung hăng và mất kiểm soát. Chúng cảnh giác cao độ với người lạ và quyết liệt bảo vệ chủ nhân khi cần thiết và có thể trở nên nguy hiểm.

Chow chow cao từ 18-22 inches (45–56 cm). Cân nặng 45-70 pounds(20–32 kg). Hai đặc điểm đầu tiên để nhận dạng giống chó này là lưỡi có màu xanh đen và bốn chân thẳng, to trông hơi thô làm cho chúng có dáng đi cứng nhắc, trông không được tự nhiên. Tai của chúng tròn và nhỏ. Đầu chó Chow chow to, rộng, trán phẳng, mõm khá to và hợp với mũi thành một khối lồi ra phía trước.Ngực chúng rộng khoẻ mạnh, phần thân sau ngắn gọn gàng. Đuôi xù lông và luôn buông thõng. Loài chó này có thể sống được 15 năm. Đây là một giống chó rất khỏe mạnh. Có khả năng mắc chứng loạn sản. Ngoài ra còn hay mắc bệnh quặm mắt. Chúng phải ăn hai bữa một ngày.

Bộ lông dày và rậm có hai loại khác nhau mượt và thô cứng. Màu phổ biến nhất của giống chó Chow chow này là màu nâu đỏ, đen, lam đen, màu kem, cũng có thể bắt gặp màu xám. Màu trắng được coi là khá hiếm. Đặc biệt chó Chow chow thuần chủng không có bộ lông loang lổ pha lẫn các màu với nhau. Đặc điểm khác của giống chó này là có bờm lớn rất ấn tượng và làm cho chúng có nét giống như loài sư tử. Cần chải lông thường xuyên bằng bàn chải chuyên dụng vì Chow chow có mức độ rụng lông khá nhiều. Loài Chow chow lông ngắn thường hiếu động và dễ dạy bảo hơn loài lông dài.

Chow Chow màu lông đỏ

Tập tính

Chow chow thông thường rất biết điều và ngoan ngoãn, tuy vậy có thể trở nên bướng bỉnh khó bảo. Đây là loài chó chỉ biết công nhận duy nhất chủ nhân của mình, chúng rất trung thành với gia chủ. Nếu bị người lạ tấn công, Chow chow sẽ phản ứng tức thì với tất cả sự hung dữ của chúng. Giống chó rất cá tính này sẽ thích hợp nhất đối với những người chủ mạnh mẽ. Chow chow sẽ phát triển tốt nhất. Không nên trông đợi vào sự tuân lệnh một cách tuyệt đối của chúng, vì loài chó này có tính bướng bỉnh bẩm sinh và thích hành động theo cách của chúng. Dù là loài chó thông minh, có thể dễ dàng tiếp thu các bài học, tuy nhiên, cần phải kiên nhẫn khi dạy bảo chúng.

Nói chung Chow chow hay lấn át và bắt nạt các loài chó khác, tuy vậy chúng lại luôn tỏ ra rất dịu dàng và ngoan ngoãn khi chơi với trẻ nhỏ. Nên cho Chow chow hoà nhập từ lúc còn nhỏ với các vật nuôi khác.Việc dạy dỗ cần được tiến hành ngay từ lúc chúng còn nhỏ. Có thể sống trong điều kiện căn hộ. Tuy vậy, chúng tỏ ra khá thụ động trong không gian hẹp và thoải mái nhất khi ở không gian rộng như là sân vườn. Nhạy cảm với thời tiết nóng quá, tuy vậy có thể sống ở ngoài sân. Chúng tương đối lười biếng nên cho chúng tập các bài thể dục để trở nên thon thả và nhanh nhẹn hơn.

Liên quan

Chow chow liên quan đến tên gọi chó Phúc hay Phúc cẩu của Trung Quốc (Foo Dog) là một giống chó tương tự như Spitz, tưởng chừng đã bị tiệt chủng từ lâu lại được phát hiện vẫn tồn tại, chúng còn được gọi là chó thần Sinkiang hay chó gác đền Trung Quốc, hay thiên cẩu Trung Quốc, hay chó rồng Trung Quốc, hay chó sư tử Trung Quốc. Cái tên Phúc (Foo) của nó xuất phát từ tên vùng Phúc Châu (Foochow) ở nam Trung Quốc nơi chúng sinh sống. Người ta cho rằng chó Phúc là kết quả lai giống giữa chó săn phương bắc với chó Chow chow và bị lãng quên trong thời gian dài.

Tên khác Chow, Chowdren, 鬆獅犬
Nguồn gốc Trung Quốc
Đặc điểm
Nặng Đực 55–70 lb (25–32 kg)
Cái 45–60 lb (20–27 kg)
Cao 17 đến 20 inch (43 đến 51 cm)
Bộ lông Dày và thô
Màu
  • Đỏ (vàng nhạt đến nâu-đỏ đậm)
  • Quế (nâu nhạt đến nâu)
  • Đen
  • Kem
  • Xanh
Lứa đẻ 3–6
Tuổi thọ 11–13 năm

(Nguồn: vi.wikipedia.org)

Thức ăn cho chó loại nào tốt?

Việc cung cấp và bổ sung đầy đủ, phù hợp các chất dinh dưỡng cho chó giúp chúng có thể phát triển toàn diện. Điều này được thực hiện tốt nhất thông qua khẩu phần ăn hàng ngày mà chúng ta dành cho chó. Thế nhưng, không phải ai nuôi chó cũng nắm rõ các loại thức ăn cho chó nào phù hợp và tốt cho sự phát triển của chúng. Bởi vậy, bài viết sau đây chúng tôi xin chia sẻ với bạn đọc những thông tin chi tiết nhất về việc chăm sóc và bổ sung dinh dưỡng, thức ăn cho chó, giúp chúng có thể phát triển và đạt thể trạng tốt nhất.

1. Thức ăn cho chó rất quan trọng

Đối với những người yêu động vật và đang nuôi thú cưng mà cụ thể ở đây là các chú chó thì kiến thức về thức ăn cho chó, các chất dinh dưỡng là rất cần thiết và quan trọng. Những kiến thức mà bạn nắm được sẽ giúp đảm bảo cho chú chó của mình phát triển tốt nhất, không ốm đau, bệnh tật.

Đa phần nhiều người có thói quen dùng thức ăn thừa của con người cho chó ăn, điều này vừa tiện lợi và cũng nhiều dinh dưỡng. Nhưng thực tế nhu cầu của chó hoàn toàn khác so với sự phát triển của cơ thể con người nên vấn đề dinh dưỡng cũng không giống nhau. Cho nên, thức ăn của con người vẫn có thể đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của chó nhưng cần biết lựa chọn, chế biến và cho chúng ăn đúng cách. Đi đôi với đó là chế độ chăm sóc hợp lý để chó có thể phát triển toàn diện hơn.

2. Những điều cần biết về thức ăn sẵn dành cho chó

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thức ăn bán sẵn dành cho chó, trong đó có 2 loại thức ăn khô và thức ăn ướt được nhiều người ưa chuộng nhất. Thực tế, có rất nhiều người nghĩ rằng thức ăn khô cho chó sẽ tốt hơn, trong khi một số người lại nghĩ thức ăn ướt sẽ bảo đảm sức khoẻ tốt hơn cho chó. Thế nhưng, mỗi loại thức ăn đều có ưu nhược điểm riêng và đều có thể cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thú cưng nhà bạn. Chính vì vậy, tuỳ thuộc vào từng mục đích sử dụng mà bạn có thể đư ra lựa chọn loại thức ăn phù hợp.

Mua thức ăn cho chó ở đâu và loại nào tốt luôn là vấn đề mà rất nhiều người băn khoăn khi mà bạn luôn coi chúng như một thành viên trong gia đình và muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho chúng. Khi sản xuất thức ăn cho chó, các chuyên gia cũng đã nghiên cứu và tính toán kỹ lưỡng hàm lượng dinh dưỡng sao cho phù hợp với từng kích cỡ, độ tuổi và khối lượng của từng giống chó khác nhau. Cũng vì thế mà bạn có thể dựa vào những tiêu chí đó mà đưa ra lựa chọn loại thức ăn phù hợp.

Khi mua thức ăn cho chó cưng của mình, bạn cần chú ý quan sát bao bì, thời gian sử dụng và lựa chọn những địa chỉ cung cấp uy tín để đảm bảo chất lượng tốt nhất. Thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu thức ăn cho chó nổi bật, được nhiều người tin dùng như Royal Canin, Smartheart,… với nhiều hương vị và các chức năng sử dụng khác nhau, giúp cún yêu ngon miệng và bổ sung đầy đủ dưỡng chất.

Các loại thức ăn sẵn dành cho chó

1. Thức ăn khô

Thức ăn khô dành cho chó gồm có 2 loại chính là thức ăn dạng hạt và thức ăn sấy khô. Những thực phẩm này được chế biến sẵn với nhiều thành phần dinh dưỡng như chất béo, vitamin, ngũ cốc,… Các thành phần này trong thức ăn khô dành cho chó đều được tính toán rất kỹ lưỡng để đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng phù hợp chó từng giống chó và mục đích sử dụng khác nhau. Thức ăn khô có giá thành khá rẻ và giúp hàm răng của chó chắc khỏe hơn.

Thức ăn khô là loại thức ăn rất tiện lợi cho chó nhà bạn. Khi bạn bận công việc thì việc dành nhiều thời gian dành cho chó ăn là không thể. Do đó hãy chuẩn bị và mua một ít thức ăn khô cho chó nhà bạn nhé. Nhiều khi bận việc thì có thể gửi chó và gửi luôn cả thức ăn cho chúng nữa rất tiện lợi. Đặc biệt đối với những dòng chó nhỏ như chó Poodle, chó Pug thì thức ăn khô rất là tiện lợi để huấn luyện cho chúng.

2. Thức ăn ướt

Loại thức ăn này bao gồm các thực phẩm hàng ngày như thịt, cá, rau củ,… cùng nhiều thành phần khác được chế biến và đóng hộp với hàm lượng phù hợp với cún yêu của bạn. Thường thì ngoài thức ăn khô thì chúng ta cần phải bổ xung thức ăn ướt để tốt cho hệ tiêu hóa của chó.

Đây cũng là một loại thức ăn sẵn rất tiện cho chó nhà bạn mà lại đầy đủ dinh dưỡng. Nhiều bạn không có thời gian làm bate hay thức ăn cho chúng thì hãy chuẩn bị cho mình một ít hộp thức ăn sẵn này nhé. Để được lâu mà cần lúc nào là có thể lấy cho chúng ăn được luôn.

Lựa chọn thức ăn cho chó theo độ tuổi

Ngoài việc lựa chọn loại thức ăn nào thì độ tuổi của cún cưng cũng là một yếu tố để chúng ta đưa ra lựa chọn thức ăn bán sẵn phù hợp nhất.

1. Đối với chó nhỏ dưới 1 năm tuổi

Với những chú cún thì độ tuổi từ 2 tới 1 năm là thời gian quan trọng nhất, quyết định tới sự phát triển và vẻ ngoài của chúng. Chắc hẳn ai cũng mong muốn cún yêu của mình có thể phát triển tối đa và long nhất, cho nên giai đoạn này là lúc mà bạn cần chú ý chăm sóc tới hàm lượng dinh dưỡng cho chúng nhiều nhất.

Trong thời gian này, chó con cần tới rất nhiều năng lượng và các chất dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu hoạt độn cũng như sự phát triển rất nhanh mỗi ngày. Bởi vậy, bạn cần lựa chọn những sản phẩm thức ăn cho chó bán sẵn phù hợp với đúng độ tuổi của chúng. Nên chọn những sản phẩm có thể dùng chung cho mọi giống chó cùng độ tuổi để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho chúng.

2. Đối với chó trưởng thành từ 1 tuổi trở lên

Những chú chó từ 1 năm tuổi trở lên không cần tới một chế độ dinh dưỡng quá nhiều như giai đoạn từ 2 tháng tới 1 năm tuổi. Tuy nhiên, chúng vẫn cần được cung cấp đầy đủ năng lượng và dưỡng chất để duy trì phát triển. Vì thế, bạn có thể lựa chọn những sản phẩm thức ăn cho chó bán sẵn cung cấp nguồn protein chất lượng cao cùng hợp chất carbohydrate để nâng cao hệ tiêu hoá, giúp đường ruột của chó hoạt động trơn tru hơn. Đặc biệt đối với những dòng chó to cân năng nhiều như chó Husky thì lượng thức ăn cũng sẽ phải cần nhiều hơn.

Nên chọn những loại thức ăn sẵn có hàm lượng chất béo vừa đủ (khoảng 14.5%) cùng protein tối ưu (khoảng 25%) để duy trì sự chuẩn mực và cơ bắp săn chắc, hạn chế việc tăng cân, gây ra bệnh béo phì cho chó. Các sản phẩm thức ăn cho chó bán sẵn dành cho giai đoạn này cần có thêm các thành phần bổ sung như glucosamine và chondroitin để bảo vệ xương khớp cho chó khi cơ thể của chúng đã lớn hơn.

Bên cạnh đó, chất béo omega 3 trong dầu cá cũng sẽ giúp hạn chế tình trạng viêm đa khớp đối với chó trưởng thành. Cuối cùng là mùi hương của thức ăn cho chó bán sẵn cần thơm ngon tự nhiên, kích thước các hạt phù hợp với răng của chó lớn, khiến chúng thích thú khi ăn.

Lợi ích của thức ăn sẵn dành cho chó

Mặc dù có những lợi ích nhất định song thức ăn sẵn dành cho chó vẫn còn tồn tại một số điểm hạn chế. Với những lưu ý và đánh giá ở trên, chúng ta có thể đưa ra nhận xét tổng quát về lợi ích và tác hại của thức ăn cho chó chế biến sẵn như sau:

Lợi ích của thức ăn sẵn

  • Không mất thời gian chế biến như thức ăn tươi sống.
  • Hạn chế tối đa các bệnh liên quan tới hệ tiêu hoá của cún yêu, giúp chúng tránh được các bệnh như giun, sán,…
  • Mỗi sản phẩm riêng biết đều được nghiên cứu và tính toán theo từng độ tuổi, giống chó và công thức phù hợp nên có thể đảm bảo dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển theo từng thời kỳ của chó nhà bạn.

Tác hại của thức ăn sẵn

  • Thức ăn sẵn thường thiếu chất xơ do không có rau xanh, bạn cần bổ sung thành phần này khi cho chúng sử dụng thức ăn khô.
  • Nếu ăn thường xuyên thức ăn sẵn cộng với mùi vị quá hấp dẫn của chúng có thể khiến chó nhà bạn không muốn ăn các thực phẩm khác nữa.
  • Giá thành của một số loại thức ăn cho chó bán sẵn khá cao và không rẻ hơn so với thức ăn tươi. Vì thế mà bạn cần cân nhắc để lựa chọn và chi tiêu vào việc này một cách hợp lý.

Mặc dù có nhiều lợi ích khi cho chó ăn thức ăn có sẵn nhưng cùng với đó là một số tác hại khi lạm dụng chúng. Chính vì thế việc bổ xung thức ăn tươi luôn cần thiết với chó cưng của bạn. Đây là một điều rất quan trọng trong việc phát triển toàn diện của chó cưng.

3. Những điều cần biết khi cho chó ăn thức ăn tươi

Bên cạnh việc những thức ăn cho chó dạng khô được chế biến và bán sẵn, các đồ ăn tươi cũng là lựa chọn rất tốt, mang tới nhiều hàm lượng dinh dưỡng giúp thú cưng của bạn có được sự phát triển toàn diện nhất.

a. Cho chó uống sữa

Bạn có thể cho cún yêu ăn thêm sữa tươi hoặc sữa hộp vì trong sữa có rất nhiều canxi giúp xương và răng của chúng khoẻ mạnh hơn. Tuy nhiên, khi sử dụng cần hâm nóng sữa bằng với nhiệt độ cơ thể của chó và tuyệt đối không cho chúng ăn nếu đang bị bệnh đường ruột, sẽ khiến chúng bị rối loạn tiêu hoá.

b. Thịt nạc

Đôi với rất nhiều loài động vật, không riêng gì chó thì thịt luôn là một trong những thức ăn không thể thiếu trong khẩu phần ăn hàng ngày. Tốt nhất bạn có thể cho chó ăn thịt bò hoặc thịt lợn, thi thoảng bổ sung thêm thịt gà, tuỳ theo điều kiện kinh tế của mình. Các loại cổ, đầu gà cũng là những thực phẩm rất tốt cho sự phát triển của chó, giúp chúng khoẻ mạnh, dẻo dai cơ bắp và lớn nhanh hơn.

Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lạm dụng cho chúng ăn quá nhiều thịt, có thể sẽ làm chúng lười ăn, chảnh ăn hơn và chỉ thích ăn ngon chứ không chịu ăn rau, cơm hay các thực phẩm khác. Bạn có thể cắt nhỏ thịt, trộn đều với cơm hoặc cho chúng ăn mỗi bữa một lượng nhất định.

c. Các loại nội tạng và trứng

Mặc dù kém chất lượng hơn thịt nhưng các thành phần nội tạng như tim, cật, lòng mề cũng rất tốt cho chó. Trong đó, gan cũng cấp nhiều vitamin A nên rất tốt cho chó con, chó mới khỏi ốm hay đang trong thời gian chuẩn bị giao phối. Phổi, lá lách cung cấp axit amin rất lớn với hàm lượng gấp 5 lần so với mỡ và phomat.

Kể cả tiết lợn, tiết gà cũng có thể làm thức ăn cho chó vì chất lượng đạm của tiết hơn hẳn so với các loại nội tạng. Tuy nhiên, tiết rất kém về chất lượng mỡ nên khi cho ăn, bạn cần đun sôi và trộn lẫn với khẩu phần ăn của chó.

Cuối cùng, trứng là một trong những nguồn cung cấp chất dinh dưỡng vô cùng lớn, nhất là chất béo và các vitamin nhóm B. Bạn có thể cho cún yêu ăn chứng đã nấu chín trộn lẫn với cơm, hoặc bổ sung một tuần 3 tới 4 quả trứng vịt lộn để tăng cường dinh dưỡng và giúp lông mượt hơn.

d. Lưu ý khi cho chó ăn cá

Cá là nguồn thực phẩm bổ sung dinh dưỡng rất tốt, thuộc tốp đầu nếu bạn biết cách sử dụng và chế biến cho chó. Trong cá chứa rất nhiều đạm, vitamin, chất khoáng,… cá hoàn toàn không thua kém thịt về thành phần dinh dưỡng, lại dễ tiêu hoá hơn thịt.

Lý do là bởi cá có tính tanh nên nếu không chế biến kỹ và không đúng cách sẽ khiến cún yêu mắc phải các bệnh liên quan tới đường tiêu hoá. Lưu ý, không cho chó ăn nội tạng cá, nếu là cá nhỏ cần rửa thật kỹ và nấu chín. Nếu chó nhà bạn đang bị phân lỏng thì không nên cho ăn cá.

e. Bổ sung thêm rau củ và chất khoáng

Trong mỗi bữa ăn của cún yêu, bạn cần bổ sung các loại củ quả và rau xanh để bổ sung thêm nhiều thành phần dinh dưỡng và giúp chó dễ tiêu hoá hơn. Ngoài ra, khoáng chất cũng là thành phần cần bổ sung cho chó. Nhất là trường hợp chó nhà bạn thường xuyên có những biểu hiện như bới đất, ăn xi măng, vôi tường. Điều này chứng tỏ chúng đang bị thiết khoáng.

Lúc này hãy tăng thịt, xương trong khẩu phần ăn và bổ sung các loại khoáng chất bán sẵn tại hiệu thuốc như: Tetravit, Gluconat- canxi, đường Lacto canxi… Các loại bột này là nguồn bổ sung canxi và phốt pho rất tốt cho chó. Lưu ý, khi sử dụng cần cho chó ăn thích nghi, làm quen dần để chúng không bị ngán và chán ăn.

4. Những lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho chó

a. Những điều cần tránh khi lựa chọn thức ăn cho chó

Khi bạn lựa chọn thức ăn cho chó và lên danh sách khẩu phần ăn hàng ngày chó cún yêu của mình, cần thực hiện thật cẩn thận. Lý do là bởi chó là loài động vật rất háu ăn, hiếu kỳ nên rất dễ bị lôi kéo bởi đồ ăn, khiến chúng không kiềm chế được.

Đã có rất nhiều trường hợp chó bị ngộ độc do ăn thực phẩm linh tinh xảy ra. Vì thế, bạn cần nắm rõ thức ăn nào tốt và thức ăn nào có thể làm ảnh hưởng tới sức khoẻ và gây nguy hại tới cún yêu của mình. Không nên cho chó ăn cay, mặn vì đây là những loại thức ăn trong danh sách cấm kỵ có thể gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của chó nhà bạn.

Tuyệt đối không cho chó ăn thức ăn sống bởi trong thức ăn sống chứa nhiều giun sán, làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hoá, đường ruột của chó. Các loại mỡ động vật và trứng gà sống cũng không được cho chó ăn vì có thể gây bệnh tiêu chảy hoặc ảnh hưởng tới sức khoẻ của chó.

b. Chế độ ăn cho chó

Chế độ ăn dành cho chó rất quan trọng để giúp chúng có được một cơ thể khoẻ mạnh và có thể duy trì lâu dài. Trong đó, chế độ ăn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như cân nặng, chủng loại, sức khoẻ, kích thước và độ tuổi của chó.

Mới đầu, khi vừa ra đời thì thức ăn chính của cún yêu chính là sữa mẹ và sau khoảng 2 tháng tuổi, chúng ta đã có thể sử dụng thức ăn cho chó trong các bữa ăn. Dựa vào giống chó mà bạn có thể chia nhỏ các bữa ăn cũng như khẩu phần ăn sao cho hợp lý để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho chó nhà mình. Trong khẩu phần ăn của chó cần đảm bảo đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cơ bản như thịt, cá, rau xanh và bổ sung thêm sữa tươi, trứng để giúp chúng ăn ngon miện hơn và hỗ trợ tiêu hóa.

Lưu ý rằng, thời gian cùng chế độ ăn của chó sớm hơn con người nên dù cho bạn có chia nhỏ bữa ăn thì cũng cần linh hoạt trong việc sắp xếp thời gian ăn uống cho chó của mình.

(Nguồn: tổng hợp)

Hướng dẫn cách chế biến thức ăn cho cún

Một số kinh nghiệm chế biến thức ăn cho chó hữu ích mà bạn có thể tham khảo, kiến thức này có thể áp dụng cho nhiều giống chó khác nhau như Poodle, chó Pug, chó Béc giê, chó Alaska,…và cả chó ta.

Thêm canh vào nếu thức ăn quá khô

Để tránh những tình huống không mong muốn là chó cưng bị nghẹn, hóc,.. bởi thức ăn cho chó quá cứng và khô, chúng ta có thể thêm vào các loại thức ăn khô mua từ cửa hàng một ít nước hoặc canh, vừa cung cấp chất dinh dưỡng vừa giúp em chó dễ tiêu hóa.

Cho chó ăn thịt

Thịt nhiều chất dinh dưỡng là một thực phẩm khoái khẩu của các em chó, thịt giúp cho các em chó có sức khỏe tốt, cơ bắp rắn chắc, và lớn nhanh.

Do giá thành của thịt khá cao nên chúng ta có thể thêm vào các loại xương có sụn, đối với các em chó đã trưởng thành chúng ta có thể xen vào khẩu phần ăn của chúng các loại cổ, cánh gà, vịt. Làm phong phú thêm bữa ăn của chúng.

Lưu ý: Bạn không nên chỉ cho các em chó ăn thịt, tạo thành thói quen không tốt trong ăn uống của chúng, nếu chúng đã quen ăn thịt sẽ không muốn ăn các loại thực phẩm khác.

Cho chó ăn nội tạng động vật, gia súc gia cầm

Trong khẩu phần ăn của các em chó, chủ nhân có thể đưa vào các loại nội tạng động vật gia súc gia cầm. Gan của các loại động vật có chứa nhiều Vitamin A, các loại phổi, lá lách, thực quản, dạ dày,… cung cấp axit amin cần thiết, huyết cung cấp chất đạm cao. Ngoài ra các loại lòng, mề của chim, gia súc gia cầm cũng cung cấp nhiều năng lượng cho các em chó.

Chú ý: với thức ăn cho chó là nội tạng động vật, gia súc gia cầm cần được chế biến kỹ để đảm bảo chất lượng bữa ăn và an toàn vệ sinh cho các thành viên đặc biệt của gia đình nhé.

Có nên cho chó ăn cá?

Nhiều chủ nhân e ngại khi cho chó ăn cá vì mùi tanh cũng như sợ ảnh hưởng đường tiêu hóa của chó, tuy nhiên cá là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho chó, cá không chỉ nhiều đạm mà còn có vitamin và khoáng chất, khi cho chó ăn cá cần loại bỏ cơ quan phủ tạng, khi chó đi phân lỏng thì không nên cho ăn cá. Chủ nhân đảm bảo khẩu phần cá là 1/10 so với thịt nhé.

Lưu ý: Đối với những em chó bị bệnh về da, ngứa thì không nên cho chúng ăn cá biển, tôm cua ghẹ bạn nhé!

Cho chó ăn các loại trứng gà, trứng vịt

Trứng là nguồn thực phẩm cung cấp chất béo và vitamin nhóm B. Trứng được các em chó hấp thu tốt nhất khi cho ăn ở dạng nấu chín, vỏ trứng cung cấp nguồn muối chứa nhiều chất khoáng khá tốt.

Nên cho chó ăn thêm rau củ và trái cây

Có nhiều chủ nhân quên chú ý bổ sung thành phần rau củ vào khẩu phần ăn của các em chó, trong rau củ cũng có chứa nhiều chất hỗ trợ sự phát triển của các em chó, rau củ được cắt nhỏ nấu chín và đưa vào khẩu phần ăn của các em ấy.

Bên cạnh đó, các em chó còn có thể ăn được các loại trái cây như chuối, táo, đu đủ,…

Thức ăn khô và thức ăn cho chó đóng hộp

Việc này không những giúp tiết kiệm chi phí mà còn làm tăng hương vị phong phú cho thức ăn. Giúp thức ăn khô mềm dễ ăn và dễ tiêu hóa cho cún.

Ngoài những thực phẩm trên, chủ nhân cũng có thể bổ sung cho các em chó những viên uống khoáng chất bổ sung để hoàn toàn yên tâm về chế độ dinh dưỡng cho các em ấy, chú ý các bạn không nên trộn lẫn thức ăn có chức năng chữa bệnh với thực phẩm cho các em ấy ăn chung nếu không có sự hướng dẫn và đồng ý từ bác sĩ thú y.

(Nguồn: tổng hợp)

12 loại thực phẩm tốt cho cún

Với danh sách những loại thực phẩm đầy bổ dưỡng này, bạn sẽ không còn lo chú cún cưng của bạn bị ốm yếu đâu.

Trước giờ, nhiều người trong chúng ta thường lầm tưởng rằng, những chú chó – vật nuôi phổ biến trong gia đình vẫn sẽ khỏe mạnh nếu ăn tất-cả-mọi-thứ kể cả đồ ăn thừa. Thế nhưng sự thật lại hoàn toàn không phải như vậy. 

Để nuôi nấng một chú chó mạnh khỏe và hoạt bát, bạn phải cần có những kiến thức cơ bản về chế độ thức ăn cho cún cưng, cũng như cần nắm rõ những loại thực phẩmnào nên tránh hoặc nên cho cún ăn. Infographic dưới đây sẽ bật mí cho bạn biết thực đơn tốt cho những chú cún cưng.

Cà rốt:

Vitamin A, chất xơ, ít calo, không gây tích mỡ trong cơ thể

VIệc nhai cà rốt giúp cho cún có hàm răng chắc khỏe

Sữa chua:

Protein, canxi, dưỡng chất và vi chất cần thiết

Lưu ý: chỉ con cún ăn sữa chua không đường và không chất phụ gia

Phô mai:

Giàu protein, nhiều canxi, dễ tiêu hóa

Không nên cho cún ăn phô mai dạng sợi, vì độ mặn khá cao không tốt cho da và lông

Bơ đậu phộng:

Giàu vitamin B3 và E, chất béo lành mạnh

Lưu ý: lựa chọn bơ đậu phộng không đường, không muối và đặc biệt không chất tạo nhân tạo như Xylitol vì có thể giết chết cún của bạn bất kỳ lúc nào

Thịt gà:

Chứa nhiều vitamin A, B1, B2, C, E, có thể chế biến chiên, nấu hay ăn sống

Lưu ý: không nên cho cún ăn xương gà nấu chín, chúng rất giòn và dễ gãy, có thể gây nguy hiểm cho miệng và ruột của cún

Bí ngô:

Giàu chất xơ, beta carotene (một nguồn vitamin A)

Giúp dễ tiêu hóa, đường ruột khỏe mạnh, duy trì trọng lượng cân đối

Trứng:

VItamin B2, protein, khoáng chất vi lượng

Lưu ý: ăn quá nhiều lòng trắng trứng có thể cún của bạn có triệu chứng đầy bụng khó tiêu

Đậu xanh:

Giàu chất xơ, vitamin K – có tác dụng cầm máu

Giúp duy trì trọng lượng và ngoài hình cân đối cho cún

Cá hồi:

Axít béo Omega-3, hỗ trợ tốt cho hệ nhiềm dịch, làm mượt lông

Lưu ý: nấu chín để tránh nguy cơ nhiễm ký sinh trùng

Táo:

Giàu vitamin A, C và chất xơ, sắc tố tự nhiên phytonutrient

Tuyệt đối không cho cún ăn phần lõi táo, vì hạt táo có chứa chất kịch độc xyanua

Bột yến mạch:

Chất xơ, vitamin nhóm B, K, E, canxin và protein

Rất có lợi cho đường ruột và tốt cho sự phát triển của cún

Khoai lang:

Vitamin A, chất xơ và nhiều dưỡng chất khác

Lưu ý: tuyệt đối không chọn khoai mọc mầm vì chứa độc tố solanine, dễ gây ngộ độc

(Nguồn: tổng hợp)

Call Now

Chat với Shop