Chó Phú Quốc và những đặc điểm nổi bật

Giống chó Phú Quốc nổi tiếng nhanh nhẹn, tinh khôn, là giống chó săn ở Việt Nam, nguồn gốc và sống chủ yếu ở đảo Phú Quốc.

Giống chó Phú Quốc hiện đang được dân chơi chó khắp trong Nam ngoài Bắc rất ưa chuộng vì là giống chó thuần Việt, lại vô cùng thông minh lanh lợi, tuy nhiên chưa có một tiêu chuẩn nào cụ thể về giống chó Phú Quốc thuần chủng. Bài viết này mình sẽ chia sẻ nguồn gốc của chó Phú Quốc, và đặc điểm của chó Phú Quốc thuần chủng theo kinh nghiệm của những người có thâm niên trong việc nhân giống và nghiên cứu giống chó này.

Nguồn gốc giống chó Phú Quốc

Nguồn gốc của Phú Quốc hiện đang gây tranh cãi cả ở Việt Nam và trên thế giới. Nhiều nước tự nhận các giống chó xoáy của mình là tổ tiên của chó Phú Quốc. Tiêu biểu nhất là Thái Lan, người Thái cho rằng giống chó Xoáy Phú Quốc bắt nguồn từ Xoáy Thái, được các ngư dân Thái Lan đưa đến đảo Phú Quốc từ nhiều thế kỷ trước, sau đó chúng giao phối với chó tại đảo và tạo ra giống chó Phú Quốc như ngày nay. Tuy nhiên, các nhà khoa học Việt Nam cho rằng điều này là phi lý bởi cách đây ít nhất 400 năm, các ngư dân Thái Lan với công nghệ thô sơ không thể vượt biển 500km để đến vùng biển Phú Quốc.

Người Pháp cũng tham gia vào cuộc tranh cãi nảy lửa về nguồn gốc của giống chó quý hiếm này. Họ cho rằng vào thời Pháp thuộc, những chú chó xoáy của Pháp đã được đem đến đảo Phú Quốc rồi giao phối với chó bản địa, sinh ra những chú chó xoáy Phú Quốc ngày nay. Tuy nhiên điều này còn vô lý hơn cả lập luận của người Thái, bởi Chó Phú Quốc xuất hiện cách đây ít nhất 400 năm, bằng chứng rõ ràng nhất là quân đội Chúa Nguyễn vào thế kỷ 17 đã sử dụng giống chó tinh khôn này làm quân khuyển để canh gác doanh trại. Trong khi đó, thời kỳ Pháp thuộc mới chỉ bắt đầu từ nửa cuối thế kỷ 19.

Sau rất nhiều tranh cãi thì đến nay, nguồn gốc chó Phú Quốc vẫn chưa rõ ràng. Theo Thạc sĩ Nguyễn Văn Biện (DH Nông Nghiệp Cần Thơ) thì chỉ có cách phân tích ADN của giống chó này rồi đối chiếu với các giống chó khác trên thế giới mới có thể tìm ra được tổ tiên thực sự của giống chó quý hiếm này. Tuy nhiên phương án này hiện tại khó khả thi vì để phân tích ADN của một số lượng lớn chó Phú Quốc cần có kinh phí không nhỏ, trong khi nhà nước chưa hỗ trợ cho các đề tài này.

Đặc điểm chó Phú Quốc thuần chủng

Hầu hết mọi người biết đến chó Phú Quốc với các đặc điểm nổi bật như có lông xoáy ở sống lưng, chân màng vịt và cực kỳ tinh khôn (được dân chơi chó chuyên nghiệp đánh giá khôn hơn cả Becgie và cực kỳ dễ huấn luyện).

Tuy nhiên theo Lương y Trịnh Hiền Hữu, thường được gọi là Sáu Hữu, một chủ trại chó Phú Quốc nổi tiếng ở TPHCM với hơn 50 con, cho biết: Phú Quốc thuần chủng không phải con nào cũng có xoáy trên lưng, ngay cả 2 chú chó thuần chủng được mang từ đảo Phú Quốc về giao phối với nhau, vẫn có một tỉ lệ nhất định lứa con sinh ra không có xoáy. Tỉ lệ chó có xoáy lông mỗi lữa chỉ khoảng 40 – 50%. Bác sĩ thú y Nguyễn Thị Minh Hòa của trại chó Phú Quốc Vương Trung Sơn (với hơn 100 con) cũng đồng tình với quan điểm này.

Sở dĩ mọi người quan niệm chó Phú Quốc phải có xoáy lông trên lưng là do chỉ những chú chó có xoáy mới được dân chơi chó ưa chuộng vì đây là nét đặc trưng riêng của giống chó này. Những chú chó không xoáy thường bị coi là chó lai và bị “hắt hủi”, tuy nhiên trên thực tế nếu xét về mặt di truyền, những chú chó không xoáy này vẫn được coi là Phú Quốc thuần chủng và vẫn có thể sinh ra những chú chó có xoáy (với tỉ lệ 40%) khi cho giao phối với một chú chó Phú Quốc khác.

Còn về đặc điểm chân màng vịt ở chó Phú Quốc? Người ta vẫn truyền miệng rằng chó Phú Quốc thuần chủng có chân màng vịt, đặc điểm này khiến chúng bơi lội rất giỏi và thích nghi tốt với môi trường biển đảo. Tuy nhiên, ông Sáu Hữu không đồng ý với quan điểm điểm này bởi chân màng có ở tất cả các giống chó. Nếu bạn xòe các ngón chân của chó Phú Quốc và chó thường ra để so sánh sẽ thấy, lớp màng giữa các ngon chân của chúng không khác gì nhau.

Như vậy, chỉ có một đặc điểm mà “giang hồ” đồn thổi về chó Phú Quốc là đúng, đó là chúng cực kỳ tinh khôn và rất dễ huấn luyện. Một chú chó Phú Quốc có khả năng tuân thủ mệnh lệnh nhanh chóng chỉ sau vài lần huấn luyện. Không những vậy, chúng cũng cực kỳ trung thành và nhạy bén, rất cảnh giác với người lạ nên có thể dùng làm chó trông nhà. Nhiều chú chó Phú Quốc được nuôi tại các vùng nông thôn, hoang dã có khả năng săn mồi rất tốt, con mồi ưa thích của chúng là chuột, ngoài ra nếu được huấn luyện, chúng còn có thể săn đuổi cả các con mồi lớn như lợn rừng, hươu, nai,…

Vì thế khi nuôi ở thành phố, chó Phú Quốc cần được ra ngoài chạy nhảy thường xuyên để giải tỏa năng lượng. Khi đi dạo, bạn nên sử dụng dây dắt chó để giữ chúng luôn ở bên cạnh, đảm bảo an toàn cho cả chó và người đi đường.

Vậy thế nào là chó Phú Quốc thuần chủng?

Chó Phú Quốc thuần chủng phải có thân hình thon gọn nhưng rắn chắc, cân nặng phổ biến từ 12 – 18kg, ngực nở và sâu, eo thon, lưng thẳng. Đầu thuân dài cân đối với thân hình, mõm nhỏ và thuôn dài, lưỡi có đốm. Mắt nâu và nhìn hung tợn (dân chơi chó Phú Quốc gọi là “mắt cọp”). Chân nhỏ nhắn nhưng gân guốc, các cơ bắp ở đùi, vai và hông rất phát triển giúp chúng có thể đạt tốc độ cao khi săn đuổi con mồi. Đuôi thường cong trên lưng, gọi là “đuôi vót cần câu”.

Lông chó Phú Quốc ngắn và bó sát da, màu sắc lông hết sức đa dạng. Phổ biến nhất là vàng (có thể là vàng nhạt, vàng cam hoặc màu kem), nâu đỏ, đen, hiếm hơn có màu vện (khá hiếm nhưng rất được ưa chuộng), màu nâu socola và hiếm nhất là màu xám. Xoáy lông trên lưng là đặc điểm được dân chơi chó rất ưa chuộng và dùng để nhận dạng chó Phú Quốc “xịn”. Một chú chó có xoáy trên lưng có thể không phải thuần chủng nhưng chắc chắn mang gen của Phú Quốc. Ngoài xoáy lưng, một số chú chó Phú Quốc còn có xoáy ở hai bên cổ, xoáy ở mông…

Lông chó Phú Quốc rất ngắn và bó sát người, do đó chúng chịu nóng rất tốt nhưng kém chịu rét khi sống ở miền Bắc. Về mùa đông, bạn nên cho chúng mặc quần áo cho chó, và lót đệm bông để giữ ấm vào ban đêm.

Chó Phú Quốc thuần chủng có bản tính rất hoang dã, chúng đặc biệt thích đào bới. Nếu được nuôi ở những nơi có không gian rộng rãi với sân đất hoặc đồi núi, chúng có thể đào hang làm nhà, sinh con hoặc đào bới khi săn bắt chuột. Nhiều trường hợp còn ghi nhận chó Phú Quốc đào thủng nền xi măng để trốn ra ngoài. Vì vậy nếu bạn muốn nuôi Phú Quốc thì khâu chuồng trại là rất quan trọng. Ngoài ra, với bản năng săn mồi cao, những động vật nhỏ như gà, vịt, thỏ, mèo, thậm chí là chó nhỏ rất dễ trở thành mục tiêu tấn công của chó Phú Quốc, vì vậy cần nuôi những động vật này tránh xa hàm răng của chúng.

Hiện nay chưa có một tiêu chuẩn nào thực sự rõ ràng để phân biệt chó Phú Quốc thuần chủng hay không thuần chủng, tất cả đều chỉ dựa vào kinh nghiệm. Thêm vào đó, người mua chó Phú Quốc thường mua chó con, tầm 2 – 3 tháng tuổi nên việc phân biệt càng trở nên khó khăn do ở độ tuổi này chúng chưa thể hiện rõ ràng những đặc điểm về hình thể và tính cách. Vì vậy người ta chủ yếu phân biệt độ thuần chủng dựa vào chó bố mẹ. Người bán cần phải cung cấp ảnh chó bố mẹ, ảnh chúng giao phối, ảnh chó mẹ sinh và nuôi con để chắc chắn không phải chó lai (vì chó lai vẫn có thể có xoáy lưng và các đặc điểm như trên).

Một điều quan trọng nữa là như đã nói ở trên, nếu bạn thấy trong đàn chó con có một vài con không có xoáy ở lưng thì cũng không nên kết luận chó bố mẹ không thuần chủng, vì theo lời các chủ trại có thâm niên nuôi và nhân giống chó Phú Quốc thì chỉ có khoảng 40 – 50% chó con sinh ra là có xoáy lưng dù bố mẹ đều là chó Phú Quốc thuần chủng.

Hiện nay ở nước ngoài cũng rất ưa chuộng giống chó Phú Quốc. Có chú chó Phú Quốc thuần chủng ở nước ngoài giá trên 450 triệu đồng.

Chó H’ mông cộc đuôi – “Thần giữ của” tại vùng Tây Bắc

Loài chó H’ Mông cộc đuôi là một trong những loài chó săn cổ xưa nhất được biết đến hiện nay. Với những đặc tính độc đáo và sự thông minh tuyệt vời cùng với một thể lực tốt và bền bỉ, chúng luôn được đồng bào dân tộc H’Mông thuộc vùng núi Tây Bắc Việt Nam coi như “báu vật” trong nhà.

Ngày nay, giống chó H’mông cộc đuôi không chỉ nổi tiếng đối với người dân bản vùng núi Tây Bắc mà nó còn được rất nhiều người từ đồng bằng đam mê chó săn lùng và ao ước được sở hữu. Nó không chỉ được biết đến như một loại chó săn cổ xưa dũng mãnh mà còn được biết đến như một trong “tứ đại danh khuyển” rất quý và hiếm của Việt Nam – Gắn bó cùng bao đời người dân Việt Nam, mang “thần sắc Việt Nam” và góp phần hình thành nên “một Việt Nam” như ngày nay.

Lịch sử của giống chó H’mông cộc đuôi

Chó H’mông cộc đuôi thường được nuôi ở các vùng núi Tây Bắc của Việt Nam. Được cho là một trong những loại chó có lịch sử lâu đời và cổ xưa nhất hiện nay. Chúng được xếp vào các dòng chó săn hay chó bảo vệ. Một trong bốn loại chó được xếp vào thuộc hàng quốc khuyển của Việt nam cùng với chó Phú Quốc, chó Bắc Hà, và chó Dingo Đông Dương.

Chó H’mông cộc được những người đồng bào dân tộc thiểu số nuôi để đi săn bắn nhưng ngày nay chúng được nuôi chủ yếu với mục đích là để trông nhà. Chúng trông nhà rất tốt. Hiện nay rất nhiều người dưới xuôi như Hà Nội, Thái Bình, hay các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông hồng mang về nuôi rất nhiều và H’mông cộc đuôi thích nghi với điều kiện sống mới khá tốt.

Đặc điểm chung của giống chó H’mông cộc đuôi

Về hình dáng bên ngoài, ngoại hình của chúng khá đặc trưng với vẻ chắc nịch, đầy cơ bắp và chiếc đuôi cụt ngộ nghĩnh. Loài chó H’ Mông có nhiều điểm đặc biệt:

Tầm vóc trung bình, toàn thân cơ bắp và đậm chắc, hơi dài, có khung xương rộng, đầu to và ánh mắt biểu cảm. Kích thước bề ngoài cũng tương đương với dòng chó ta hay còn gọi là chó kiến.

– Gần như không có đuôi, nếu có thì cũng rất ngắn.

– Nanh của loài chó này thường có từ 6 đến 8 cạnh khác nhau (đây là đặc điểm của loài chó săn cổ xưa, theo kiểu cắn cổ con mồi và xé thịt).

– Tai có hình tam giác, luôn dựng đứng.

– Hai chân sau luôn trong tư thế sẵn sàng tấn công.

– Sự khác biệt về hình thể giữa hai giới là không lớn. Chó cái có thể hình không thua kém nhiều so với chó đực, ngoại trừ kích thước hơi nhỏ hơn và các đường nét của đầu mềm mại hơn.

Tổng thể một con chó H’Mông cộc đuôi có thể hình hơi góc cạnh, thiếu các nét thanh tú và mềm mại nhưng luôn bộc lộ các đặc điểm về thể lực rất tốt, cũng như khả năng chịu đựng các điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Tính cách đặc trưng của giống chó H’mong cộc đuôi

Giống chó H’mông cộc đuôi ngoài những đặc tính bình thường như nhanh nhẹn, tinh khôn, nhiệt tình, khả năng làm việc cao…thì còn có những đặc tính rất đáng quý nữa mà khó có thể tìm thấy ở một loài chó nào khác.

Đầu tiên phải kể đến là bản năng bảo vệ lãnh thổ. Gọi là bản năng vì dường như chúng thành thạo công việc này từ rất bé (lúc mới được 2-3 tháng tuổi).

Sau đó là sự trung thành, có không ít loài chó cũng rất trung thành nhưng trung thành đến nỗi chỉ nghe lời của một chủ duy nhất hay thà nhịn đói đến chết chứ không chịu ăn thức ăn từ người khác không phải là chủ thì chắc chỉ có ở H’mông cộc đuôi.

Ngoài ra, H’mông cộc đuôi còn có một trí nhớ rất tốt mà đặc biệt là nhớ đường. Có thể đặc tính này được rèn luyện từ xưa khi chúng cùng với người dân bản Tây Bắc trong những cuộc đi săn. Gần đây, có người nuôi H’mông cộc đuôi ở Hà nội còn kể lại: “vừa mới bán chó cho một người khác cách nhà 10km sáng hôm trước thì chiều hôm sau nó đã cắn đứt xích và tự tìm đường về nhà trước sự ngạc nhiên của tất cả mọi người trong gia đình.

Thêm nữa, H’mông cộc đuôi cũng là một lựa chọn không thể hoàn hảo hơn cho công việc trông giữ nhà. Tuy chúng khá lì lợm, ít sủa nhưng khi có người lạ mà không có chủ ở đó thì chúng rất hung dữ. Chúng không sủa như nhiều con chó bình thường khác mà im im tiến đến và tấn công người lạ – điều này cũng chính là hạn chế của chúng vì nhiều khi sự quá cảnh giác và hung giữ đó khiến H’mông cộc trở nên nguy hiểm trong mắt nhiều người.

Call Now

Chat với Shop