Biểu hiện chó bị sốc nhiệt
Khi thấy chó của mình có biểu hiện bị mất nước hoặc xuất hiện 1 số hoặc tất cả các biểu hiện sau đây:
- Thở 1 cách bất thường, thở lớn và nhanh
- Cực kỳ khát nước
- Nhiệt độ trực tràng cao (hướng dẫn xem phía dưới)
- Yếu và mệt mỏi
- Nôn mửa thường xuyên
- Mất phương hướng
- Lưỡi đỏ tươi và lợi nhợt nhạt
- Vùng da ở miệng và cổ khi bị ấn không phẳng lại
- Khó thở
- Suy sụp hoặc hôn mê
- Nhiều nước bọt
- Tăng nhịp tim
Nếu bạn nhận thấy chó của mình có những biểu hiện trên hay nếu bạn nghi ngờ chó bị sốc nhiệt, hãy nhanh chóng đưa chúng vào nơi mát. Loại bỏ những nguồn nhiệt ngay lập tức là việc rất quan trọng. Nếu có thể, hãy đưa chúng vào phòng có điều hòa, nếu không có điều hòa thì dùng quạt để hạ nhiệt.
Cách hạ nhiệt khẩn cấp cho chó
Tùy vào những gì mà bạn có, hãy làm cách nhanh nhất có thể để hạ nhiệt cho chú chó của bạn. Có thể tham khảo một số cách như sau:
- Xối trực tiếp nước vào đầu và thân của chó.
- Phủ khăn ướt lên chú chó. Đừng để khăn quá lâu tại một chỗ, lông sẽ bị ngấm nước.
- Dùng 1 vòi nước chảy nhẹ, nên dùng loại nhỏ giọt hoặc vòi sen.
- Nếu có thể hãy thả chú chó của bạn vào 1 bồn tắm hoặc bể nước mát.
- Tuyệt đối không được sử dụng đá hay nước đá, nó sẽ thu nhỏ các lỗ chân lông trên bề mặt da khiến cảm nhiệt trầm trọng hợn. Nó có thể dẫn đến shock thậm chí gây hạ thân nhiệt một cách đột ngột.
Quạt và dùng tay làm tơi lông của chó
Quạt gió sẽ giúp làm mát cho chú chó khi đã được làm mát bằng nước, dùng những ngón tay của bạn làm tơi lông của chúng để gió thổi qua lông, giúp không khí đc lưu thông. Lông giống như 1 cái chăn cách nhiệt dùng để giữ nhiệt, do đó làm nó tơi lên để lộ da bên dưới thì không khí có thể giúp làm mát chú chó nhanh hơn.
Đo nhiệt độ cơ thể cho chó
Một con chó bị sốc nhiệt sẽ có nhiệt độ 103ºF (39,5ºC) hoặc cao hơn. Không nên cố đo nhiệt độ cho đến khi bạn đã loại bỏ các nguồn nhiệt và đã thử làm mát. Hơn nữa, chỉ đo nhiệt độ của chó nếu việc đó không làm phiền hay gây khó chịu cho chúng.
Bạn cũng có thể sử dụng các phương pháp điện giải của trẻ em cho chó. Tiếp tục cho chúng uống ít nước khi chúng muốn.
Gọi cho phòng khám hoặc bác sĩ thú y
Khi bạn làm mát cho chú chó, hãy gọi cho một phong khám thú y để được hướng dẫn xử lý đột quỵ nhiệt ở chó. Ngay khi nhiệt độ trực tràng đạt đến mức thích hợp, hãy đưa chú chó đến phòng khám (cấp cứu) thú y. Nên cảnh giác, ngay cả khi chú chó không còn triệu chứng nào, chúng vẫn có thể đang bị nội thương. Tốt nhất nên đi khám lại để chắc chắn chú chó đã hoàn toàn khỏe mạnh.
Xử lý khi chó bị sốc nhiệt
Quan trọng nhất là bạn phải bình tĩnh. Nếu bạn mất bình tĩnh, chú chó có thể cảm nhận được và mất bình tĩnh theo, làm tình hình trở nên nghiêm trọng hơn. Thay vì thế, hãy giữ bình tĩnh nhất có thể. Dùng phương pháp khoa học, hợp lý để hồi phục nhiệt độ của chúng về bình thường và nhanh chóng đưa chúng đi thú y. Giữ bình tĩnh để chắc chắn rằng bạn đang làm hết sức có thể để tăng cơ hội sống sót cho chú chó của mình. Cảnh giác về những thứ có thể tạo shock nhiệt ở chó.
Nguyên nhân khiến chó bị sốc nhiệt
- Bị nhốt trong ô tô, ngay cả khi đã hé mở cửa kính, cả khi không phải là mùa hè. Chú chó vẫn có thể bị shock nhiệt vào một ngày u ám nếu bị nhốt trong xe ô tô, ngay khi cửa sổ đã hoàn toàn được kéo xuống. Bên trong xe ô tô đang đỗ nhiệt độ có thể lên tới 150ºF hoặc 66ºC vào mùa hè, vì thế có thể gây shock nhiệt cho chó chỉ trong vòng vài phút.
- Bị nhốt ở ngoài trời không có bóng mát cũng như nước uống.
- Bị đặt vào điều kiện khó thở, những nơi ngột ngạt thiếu không khí.
- Vận động quá mức trong điều kiện ấm hoặc nóng.
- Những chú chó béo phì có nguy cơ bị sốc nhiệt cao hơn.
- Các giống chó có mõm ngắn như English Bulldog hoặc Pug dễ bị sốc nhiệt hơn các giống chó khác.
- Những chú chó được lai từ những giống chó ở vùng lạnh hay có lông dày, ví dụ giống Alaskan Malamute cũng dễ bị sốc nhiệt.
Một số kinh nghiệm được chia sẻ
Chó không thể đổ mồ hôi, chúng phải thở dốc để giải phóng nhiệt. Không thể sử dụng các hệ thống làm mát dạng hơi dành cho người. Tránh cho chúng vận động vào những khung giờ nóng nhất trong ngày của những tháng nóng là rất quan trọng.
Như các bạn đã biết các chú cún chỉ có 2 tuyến mồi hôi chính để bài tiết nhiệt: phần lớn ở lưỡi và 1 phần nhỏ khác ở gan bàn chân. Đối với các loại chó lông dài thì thường dưới gan bàn chân chúng có 1 lớp lông bao quanh các kẽ chân do thích nghi với môi trường xứ lạnh để giảm sự thoát nhiệt. Nhưng mùa hè ở Việt Nam thì lông ở gan bàn chân của chúng lại phản tác dụng, chúng giữ nhiệt làm khó thoát mồ hôi.
Khi cún chạy trên đường nhựa, chúng thu nhiệt qua gan bàn chân và làm cơ thể chúng nóng lên. Do sự nóng lên nên các bé cần thở nhiều hơn để cung cấp oxy, nhưng trời nóng làm lượng oxy hòa tan trong không khí giảm khiến các bé bị thiếu oxy gây đột quỵ.
Lưu ý với chó có lông dài cũng như lông ngắn
Hạn chế vận dộng vào mùa hè, muốn cho đi dạo thì nên cho đi sau 10h tối sau khi trời tắt nắng hoặc đi vào lúc sáng sớm khi trời còn ít nắng. Vào những khung giờ chúng ta nghĩ là mát nhưng vì chúng ta đi giầy, dép nên không cảm nhận được, nhưng những chú cún chân tiếp xúc trực tiếp với đất, lúc này là không tốt.
Cho các bé uống nước có pha đường gluco và orezol để bù nước vào mùa hè. Tăng khả năng điện giải và đề kháng. Không cho chó ra đường vào ngày nắng nóng, nhất là đối với các bé cún có bộ lông tối màu, hoặc gam màu nóng. Vì theo khoa học, những màu này hấp thu nhiệt rất mạnh.
Không cho các bé cún đi biển. Chân chạy tiếp xúc trực tiếp trên cát nóng sẽ làm cún bị yếu do nhiệt độ tăng cao gây thở dốc. Do nóng quá chúng lao xuống nước, cũng có thể đi từ dưới nước lên sau khi bơi. Điều này dễ làm cho chúng bị cảm gây hô hấp kém và đột tử sau vài phút. Không cho chó giao phối trước 9h tối.
Không cho chó đột ngột từ thời tiết nóng vào điều hòa. Việc này gây cho chó con bị cảm do thích nằm trước gió điều hòa. Phải có quá trình thay đổi dần dần sau 15 phút. Hạ dần nhiệt điều hòa từ từ.
Thời tiết mùa hè, rất nhiều các bệnh lây truyền. Vì thế, cho cún ăn ít hơn và giảm lượng đạm đi. Vì nếu bị mắc phải vấn đề đường ruột mà chó ăn nhiều đạm sẽ làm tăng độ phát nặng của bệnh. Với các bé cún có lông ở gan bàn chân thì nên dùng kéo nhỏ tỉa sạch lông ở gan bàn chân để cho việc thoát mồi hôi và giải phóng nhiệt được tốt hơn.
(Nguồn: theo www.bacsithuy.org – hình ảnh: internet)
Việc cung cấp và bổ sung đầy đủ, phù hợp các chất dinh dưỡng cho chó giúp chúng có thể phát triển toàn diện. Điều này được thực hiện tốt nhất thông qua khẩu phần ăn hàng ngày mà chúng ta dành cho chó. Thế nhưng, không phải ai nuôi chó cũng nắm rõ các loại thức ăn cho chó nào phù hợp và tốt cho sự phát triển của chúng. Bởi vậy, bài viết sau đây chúng tôi xin chia sẻ với bạn đọc những thông tin chi tiết nhất về việc chăm sóc và bổ sung dinh dưỡng, thức ăn cho chó, giúp chúng có thể phát triển và đạt thể trạng tốt nhất.
Đối với những người yêu động vật và đang nuôi thú cưng mà cụ thể ở đây là các chú chó thì kiến thức về thức ăn cho chó, các chất dinh dưỡng là rất cần thiết và quan trọng. Những kiến thức mà bạn nắm được sẽ giúp đảm bảo cho chú chó của mình phát triển tốt nhất, không ốm đau, bệnh tật.
Đa phần nhiều người có thói quen dùng thức ăn thừa của con người cho chó ăn, điều này vừa tiện lợi và cũng nhiều dinh dưỡng. Nhưng thực tế nhu cầu của chó hoàn toàn khác so với sự phát triển của cơ thể con người nên vấn đề dinh dưỡng cũng không giống nhau. Cho nên, thức ăn của con người vẫn có thể đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của chó nhưng cần biết lựa chọn, chế biến và cho chúng ăn đúng cách. Đi đôi với đó là chế độ chăm sóc hợp lý để chó có thể phát triển toàn diện hơn.
2. Những điều cần biết về thức ăn sẵn dành cho chó
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thức ăn bán sẵn dành cho chó, trong đó có 2 loại thức ăn khô và thức ăn ướt được nhiều người ưa chuộng nhất. Thực tế, có rất nhiều người nghĩ rằng thức ăn khô cho chó sẽ tốt hơn, trong khi một số người lại nghĩ thức ăn ướt sẽ bảo đảm sức khoẻ tốt hơn cho chó. Thế nhưng, mỗi loại thức ăn đều có ưu nhược điểm riêng và đều có thể cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thú cưng nhà bạn. Chính vì vậy, tuỳ thuộc vào từng mục đích sử dụng mà bạn có thể đư ra lựa chọn loại thức ăn phù hợp.
Mua thức ăn cho chó ở đâu và loại nào tốt luôn là vấn đề mà rất nhiều người băn khoăn khi mà bạn luôn coi chúng như một thành viên trong gia đình và muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho chúng. Khi sản xuất thức ăn cho chó, các chuyên gia cũng đã nghiên cứu và tính toán kỹ lưỡng hàm lượng dinh dưỡng sao cho phù hợp với từng kích cỡ, độ tuổi và khối lượng của từng giống chó khác nhau. Cũng vì thế mà bạn có thể dựa vào những tiêu chí đó mà đưa ra lựa chọn loại thức ăn phù hợp.
Khi mua thức ăn cho chó cưng của mình, bạn cần chú ý quan sát bao bì, thời gian sử dụng và lựa chọn những địa chỉ cung cấp uy tín để đảm bảo chất lượng tốt nhất. Thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu thức ăn cho chó nổi bật, được nhiều người tin dùng như Royal Canin, Smartheart,… với nhiều hương vị và các chức năng sử dụng khác nhau, giúp cún yêu ngon miệng và bổ sung đầy đủ dưỡng chất.
Các loại thức ăn sẵn dành cho chó
1. Thức ăn khô
Thức ăn khô dành cho chó gồm có 2 loại chính là thức ăn dạng hạt và thức ăn sấy khô. Những thực phẩm này được chế biến sẵn với nhiều thành phần dinh dưỡng như chất béo, vitamin, ngũ cốc,… Các thành phần này trong thức ăn khô dành cho chó đều được tính toán rất kỹ lưỡng để đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng phù hợp chó từng giống chó và mục đích sử dụng khác nhau. Thức ăn khô có giá thành khá rẻ và giúp hàm răng của chó chắc khỏe hơn.
Thức ăn khô là loại thức ăn rất tiện lợi cho chó nhà bạn. Khi bạn bận công việc thì việc dành nhiều thời gian dành cho chó ăn là không thể. Do đó hãy chuẩn bị và mua một ít thức ăn khô cho chó nhà bạn nhé. Nhiều khi bận việc thì có thể gửi chó và gửi luôn cả thức ăn cho chúng nữa rất tiện lợi. Đặc biệt đối với những dòng chó nhỏ như chó Poodle, chó Pug thì thức ăn khô rất là tiện lợi để huấn luyện cho chúng.
2. Thức ăn ướt
Loại thức ăn này bao gồm các thực phẩm hàng ngày như thịt, cá, rau củ,… cùng nhiều thành phần khác được chế biến và đóng hộp với hàm lượng phù hợp với cún yêu của bạn. Thường thì ngoài thức ăn khô thì chúng ta cần phải bổ xung thức ăn ướt để tốt cho hệ tiêu hóa của chó.
Đây cũng là một loại thức ăn sẵn rất tiện cho chó nhà bạn mà lại đầy đủ dinh dưỡng. Nhiều bạn không có thời gian làm bate hay thức ăn cho chúng thì hãy chuẩn bị cho mình một ít hộp thức ăn sẵn này nhé. Để được lâu mà cần lúc nào là có thể lấy cho chúng ăn được luôn.
Lựa chọn thức ăn cho chó theo độ tuổi
Ngoài việc lựa chọn loại thức ăn nào thì độ tuổi của cún cưng cũng là một yếu tố để chúng ta đưa ra lựa chọn thức ăn bán sẵn phù hợp nhất.
1. Đối với chó nhỏ dưới 1 năm tuổi
Với những chú cún thì độ tuổi từ 2 tới 1 năm là thời gian quan trọng nhất, quyết định tới sự phát triển và vẻ ngoài của chúng. Chắc hẳn ai cũng mong muốn cún yêu của mình có thể phát triển tối đa và long nhất, cho nên giai đoạn này là lúc mà bạn cần chú ý chăm sóc tới hàm lượng dinh dưỡng cho chúng nhiều nhất.
Trong thời gian này, chó con cần tới rất nhiều năng lượng và các chất dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu hoạt độn cũng như sự phát triển rất nhanh mỗi ngày. Bởi vậy, bạn cần lựa chọn những sản phẩm thức ăn cho chó bán sẵn phù hợp với đúng độ tuổi của chúng. Nên chọn những sản phẩm có thể dùng chung cho mọi giống chó cùng độ tuổi để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho chúng.
2. Đối với chó trưởng thành từ 1 tuổi trở lên
Những chú chó từ 1 năm tuổi trở lên không cần tới một chế độ dinh dưỡng quá nhiều như giai đoạn từ 2 tháng tới 1 năm tuổi. Tuy nhiên, chúng vẫn cần được cung cấp đầy đủ năng lượng và dưỡng chất để duy trì phát triển. Vì thế, bạn có thể lựa chọn những sản phẩm thức ăn cho chó bán sẵn cung cấp nguồn protein chất lượng cao cùng hợp chất carbohydrate để nâng cao hệ tiêu hoá, giúp đường ruột của chó hoạt động trơn tru hơn. Đặc biệt đối với những dòng chó to cân năng nhiều như chó Husky thì lượng thức ăn cũng sẽ phải cần nhiều hơn.
Nên chọn những loại thức ăn sẵn có hàm lượng chất béo vừa đủ (khoảng 14.5%) cùng protein tối ưu (khoảng 25%) để duy trì sự chuẩn mực và cơ bắp săn chắc, hạn chế việc tăng cân, gây ra bệnh béo phì cho chó. Các sản phẩm thức ăn cho chó bán sẵn dành cho giai đoạn này cần có thêm các thành phần bổ sung như glucosamine và chondroitin để bảo vệ xương khớp cho chó khi cơ thể của chúng đã lớn hơn.
Bên cạnh đó, chất béo omega 3 trong dầu cá cũng sẽ giúp hạn chế tình trạng viêm đa khớp đối với chó trưởng thành. Cuối cùng là mùi hương của thức ăn cho chó bán sẵn cần thơm ngon tự nhiên, kích thước các hạt phù hợp với răng của chó lớn, khiến chúng thích thú khi ăn.
Lợi ích của thức ăn sẵn dành cho chó
Mặc dù có những lợi ích nhất định song thức ăn sẵn dành cho chó vẫn còn tồn tại một số điểm hạn chế. Với những lưu ý và đánh giá ở trên, chúng ta có thể đưa ra nhận xét tổng quát về lợi ích và tác hại của thức ăn cho chó chế biến sẵn như sau:
Lợi ích của thức ăn sẵn
- Không mất thời gian chế biến như thức ăn tươi sống.
- Hạn chế tối đa các bệnh liên quan tới hệ tiêu hoá của cún yêu, giúp chúng tránh được các bệnh như giun, sán,…
- Mỗi sản phẩm riêng biết đều được nghiên cứu và tính toán theo từng độ tuổi, giống chó và công thức phù hợp nên có thể đảm bảo dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển theo từng thời kỳ của chó nhà bạn.
Tác hại của thức ăn sẵn
- Thức ăn sẵn thường thiếu chất xơ do không có rau xanh, bạn cần bổ sung thành phần này khi cho chúng sử dụng thức ăn khô.
- Nếu ăn thường xuyên thức ăn sẵn cộng với mùi vị quá hấp dẫn của chúng có thể khiến chó nhà bạn không muốn ăn các thực phẩm khác nữa.
- Giá thành của một số loại thức ăn cho chó bán sẵn khá cao và không rẻ hơn so với thức ăn tươi. Vì thế mà bạn cần cân nhắc để lựa chọn và chi tiêu vào việc này một cách hợp lý.
Mặc dù có nhiều lợi ích khi cho chó ăn thức ăn có sẵn nhưng cùng với đó là một số tác hại khi lạm dụng chúng. Chính vì thế việc bổ xung thức ăn tươi luôn cần thiết với chó cưng của bạn. Đây là một điều rất quan trọng trong việc phát triển toàn diện của chó cưng.
3. Những điều cần biết khi cho chó ăn thức ăn tươi
Bên cạnh việc những thức ăn cho chó dạng khô được chế biến và bán sẵn, các đồ ăn tươi cũng là lựa chọn rất tốt, mang tới nhiều hàm lượng dinh dưỡng giúp thú cưng của bạn có được sự phát triển toàn diện nhất.
a. Cho chó uống sữa
Bạn có thể cho cún yêu ăn thêm sữa tươi hoặc sữa hộp vì trong sữa có rất nhiều canxi giúp xương và răng của chúng khoẻ mạnh hơn. Tuy nhiên, khi sử dụng cần hâm nóng sữa bằng với nhiệt độ cơ thể của chó và tuyệt đối không cho chúng ăn nếu đang bị bệnh đường ruột, sẽ khiến chúng bị rối loạn tiêu hoá.
b. Thịt nạc
Đôi với rất nhiều loài động vật, không riêng gì chó thì thịt luôn là một trong những thức ăn không thể thiếu trong khẩu phần ăn hàng ngày. Tốt nhất bạn có thể cho chó ăn thịt bò hoặc thịt lợn, thi thoảng bổ sung thêm thịt gà, tuỳ theo điều kiện kinh tế của mình. Các loại cổ, đầu gà cũng là những thực phẩm rất tốt cho sự phát triển của chó, giúp chúng khoẻ mạnh, dẻo dai cơ bắp và lớn nhanh hơn.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lạm dụng cho chúng ăn quá nhiều thịt, có thể sẽ làm chúng lười ăn, chảnh ăn hơn và chỉ thích ăn ngon chứ không chịu ăn rau, cơm hay các thực phẩm khác. Bạn có thể cắt nhỏ thịt, trộn đều với cơm hoặc cho chúng ăn mỗi bữa một lượng nhất định.
c. Các loại nội tạng và trứng
Mặc dù kém chất lượng hơn thịt nhưng các thành phần nội tạng như tim, cật, lòng mề cũng rất tốt cho chó. Trong đó, gan cũng cấp nhiều vitamin A nên rất tốt cho chó con, chó mới khỏi ốm hay đang trong thời gian chuẩn bị giao phối. Phổi, lá lách cung cấp axit amin rất lớn với hàm lượng gấp 5 lần so với mỡ và phomat.
Kể cả tiết lợn, tiết gà cũng có thể làm thức ăn cho chó vì chất lượng đạm của tiết hơn hẳn so với các loại nội tạng. Tuy nhiên, tiết rất kém về chất lượng mỡ nên khi cho ăn, bạn cần đun sôi và trộn lẫn với khẩu phần ăn của chó.
Cuối cùng, trứng là một trong những nguồn cung cấp chất dinh dưỡng vô cùng lớn, nhất là chất béo và các vitamin nhóm B. Bạn có thể cho cún yêu ăn chứng đã nấu chín trộn lẫn với cơm, hoặc bổ sung một tuần 3 tới 4 quả trứng vịt lộn để tăng cường dinh dưỡng và giúp lông mượt hơn.
d. Lưu ý khi cho chó ăn cá
Cá là nguồn thực phẩm bổ sung dinh dưỡng rất tốt, thuộc tốp đầu nếu bạn biết cách sử dụng và chế biến cho chó. Trong cá chứa rất nhiều đạm, vitamin, chất khoáng,… cá hoàn toàn không thua kém thịt về thành phần dinh dưỡng, lại dễ tiêu hoá hơn thịt.
Lý do là bởi cá có tính tanh nên nếu không chế biến kỹ và không đúng cách sẽ khiến cún yêu mắc phải các bệnh liên quan tới đường tiêu hoá. Lưu ý, không cho chó ăn nội tạng cá, nếu là cá nhỏ cần rửa thật kỹ và nấu chín. Nếu chó nhà bạn đang bị phân lỏng thì không nên cho ăn cá.
e. Bổ sung thêm rau củ và chất khoáng
Trong mỗi bữa ăn của cún yêu, bạn cần bổ sung các loại củ quả và rau xanh để bổ sung thêm nhiều thành phần dinh dưỡng và giúp chó dễ tiêu hoá hơn. Ngoài ra, khoáng chất cũng là thành phần cần bổ sung cho chó. Nhất là trường hợp chó nhà bạn thường xuyên có những biểu hiện như bới đất, ăn xi măng, vôi tường. Điều này chứng tỏ chúng đang bị thiết khoáng.
Lúc này hãy tăng thịt, xương trong khẩu phần ăn và bổ sung các loại khoáng chất bán sẵn tại hiệu thuốc như: Tetravit, Gluconat- canxi, đường Lacto canxi… Các loại bột này là nguồn bổ sung canxi và phốt pho rất tốt cho chó. Lưu ý, khi sử dụng cần cho chó ăn thích nghi, làm quen dần để chúng không bị ngán và chán ăn.
4. Những lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho chó
a. Những điều cần tránh khi lựa chọn thức ăn cho chó
Khi bạn lựa chọn thức ăn cho chó và lên danh sách khẩu phần ăn hàng ngày chó cún yêu của mình, cần thực hiện thật cẩn thận. Lý do là bởi chó là loài động vật rất háu ăn, hiếu kỳ nên rất dễ bị lôi kéo bởi đồ ăn, khiến chúng không kiềm chế được.
Đã có rất nhiều trường hợp chó bị ngộ độc do ăn thực phẩm linh tinh xảy ra. Vì thế, bạn cần nắm rõ thức ăn nào tốt và thức ăn nào có thể làm ảnh hưởng tới sức khoẻ và gây nguy hại tới cún yêu của mình. Không nên cho chó ăn cay, mặn vì đây là những loại thức ăn trong danh sách cấm kỵ có thể gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của chó nhà bạn.
Tuyệt đối không cho chó ăn thức ăn sống bởi trong thức ăn sống chứa nhiều giun sán, làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hoá, đường ruột của chó. Các loại mỡ động vật và trứng gà sống cũng không được cho chó ăn vì có thể gây bệnh tiêu chảy hoặc ảnh hưởng tới sức khoẻ của chó.
b. Chế độ ăn cho chó
Chế độ ăn dành cho chó rất quan trọng để giúp chúng có được một cơ thể khoẻ mạnh và có thể duy trì lâu dài. Trong đó, chế độ ăn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như cân nặng, chủng loại, sức khoẻ, kích thước và độ tuổi của chó.
Mới đầu, khi vừa ra đời thì thức ăn chính của cún yêu chính là sữa mẹ và sau khoảng 2 tháng tuổi, chúng ta đã có thể sử dụng thức ăn cho chó trong các bữa ăn. Dựa vào giống chó mà bạn có thể chia nhỏ các bữa ăn cũng như khẩu phần ăn sao cho hợp lý để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho chó nhà mình. Trong khẩu phần ăn của chó cần đảm bảo đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cơ bản như thịt, cá, rau xanh và bổ sung thêm sữa tươi, trứng để giúp chúng ăn ngon miện hơn và hỗ trợ tiêu hóa.
Lưu ý rằng, thời gian cùng chế độ ăn của chó sớm hơn con người nên dù cho bạn có chia nhỏ bữa ăn thì cũng cần linh hoạt trong việc sắp xếp thời gian ăn uống cho chó của mình.
(Nguồn: tổng hợp)
Một số kinh nghiệm chế biến thức ăn cho chó hữu ích mà bạn có thể tham khảo, kiến thức này có thể áp dụng cho nhiều giống chó khác nhau như Poodle, chó Pug, chó Béc giê, chó Alaska,…và cả chó ta.
Thêm canh vào nếu thức ăn quá khô
Để tránh những tình huống không mong muốn là chó cưng bị nghẹn, hóc,.. bởi thức ăn cho chó quá cứng và khô, chúng ta có thể thêm vào các loại thức ăn khô mua từ cửa hàng một ít nước hoặc canh, vừa cung cấp chất dinh dưỡng vừa giúp em chó dễ tiêu hóa.
Cho chó ăn thịt
Thịt nhiều chất dinh dưỡng là một thực phẩm khoái khẩu của các em chó, thịt giúp cho các em chó có sức khỏe tốt, cơ bắp rắn chắc, và lớn nhanh.
Do giá thành của thịt khá cao nên chúng ta có thể thêm vào các loại xương có sụn, đối với các em chó đã trưởng thành chúng ta có thể xen vào khẩu phần ăn của chúng các loại cổ, cánh gà, vịt. Làm phong phú thêm bữa ăn của chúng.
Lưu ý: Bạn không nên chỉ cho các em chó ăn thịt, tạo thành thói quen không tốt trong ăn uống của chúng, nếu chúng đã quen ăn thịt sẽ không muốn ăn các loại thực phẩm khác.
Cho chó ăn nội tạng động vật, gia súc gia cầm
Trong khẩu phần ăn của các em chó, chủ nhân có thể đưa vào các loại nội tạng động vật gia súc gia cầm. Gan của các loại động vật có chứa nhiều Vitamin A, các loại phổi, lá lách, thực quản, dạ dày,… cung cấp axit amin cần thiết, huyết cung cấp chất đạm cao. Ngoài ra các loại lòng, mề của chim, gia súc gia cầm cũng cung cấp nhiều năng lượng cho các em chó.
Chú ý: với thức ăn cho chó là nội tạng động vật, gia súc gia cầm cần được chế biến kỹ để đảm bảo chất lượng bữa ăn và an toàn vệ sinh cho các thành viên đặc biệt của gia đình nhé.
Có nên cho chó ăn cá?
Nhiều chủ nhân e ngại khi cho chó ăn cá vì mùi tanh cũng như sợ ảnh hưởng đường tiêu hóa của chó, tuy nhiên cá là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho chó, cá không chỉ nhiều đạm mà còn có vitamin và khoáng chất, khi cho chó ăn cá cần loại bỏ cơ quan phủ tạng, khi chó đi phân lỏng thì không nên cho ăn cá. Chủ nhân đảm bảo khẩu phần cá là 1/10 so với thịt nhé.
Lưu ý: Đối với những em chó bị bệnh về da, ngứa thì không nên cho chúng ăn cá biển, tôm cua ghẹ bạn nhé!
Cho chó ăn các loại trứng gà, trứng vịt
Trứng là nguồn thực phẩm cung cấp chất béo và vitamin nhóm B. Trứng được các em chó hấp thu tốt nhất khi cho ăn ở dạng nấu chín, vỏ trứng cung cấp nguồn muối chứa nhiều chất khoáng khá tốt.
Nên cho chó ăn thêm rau củ và trái cây
Có nhiều chủ nhân quên chú ý bổ sung thành phần rau củ vào khẩu phần ăn của các em chó, trong rau củ cũng có chứa nhiều chất hỗ trợ sự phát triển của các em chó, rau củ được cắt nhỏ nấu chín và đưa vào khẩu phần ăn của các em ấy.
Bên cạnh đó, các em chó còn có thể ăn được các loại trái cây như chuối, táo, đu đủ,…
Thức ăn khô và thức ăn cho chó đóng hộp
Việc này không những giúp tiết kiệm chi phí mà còn làm tăng hương vị phong phú cho thức ăn. Giúp thức ăn khô mềm dễ ăn và dễ tiêu hóa cho cún.
Ngoài những thực phẩm trên, chủ nhân cũng có thể bổ sung cho các em chó những viên uống khoáng chất bổ sung để hoàn toàn yên tâm về chế độ dinh dưỡng cho các em ấy, chú ý các bạn không nên trộn lẫn thức ăn có chức năng chữa bệnh với thực phẩm cho các em ấy ăn chung nếu không có sự hướng dẫn và đồng ý từ bác sĩ thú y.
(Nguồn: tổng hợp)
Với danh sách những loại thực phẩm đầy bổ dưỡng này, bạn sẽ không còn lo chú cún cưng của bạn bị ốm yếu đâu.
Trước giờ, nhiều người trong chúng ta thường lầm tưởng rằng, những chú chó – vật nuôi phổ biến trong gia đình vẫn sẽ khỏe mạnh nếu ăn tất-cả-mọi-thứ kể cả đồ ăn thừa. Thế nhưng sự thật lại hoàn toàn không phải như vậy.
Để nuôi nấng một chú chó mạnh khỏe và hoạt bát, bạn phải cần có những kiến thức cơ bản về chế độ thức ăn cho cún cưng, cũng như cần nắm rõ những loại thực phẩmnào nên tránh hoặc nên cho cún ăn. Infographic dưới đây sẽ bật mí cho bạn biết thực đơn tốt cho những chú cún cưng.
Cà rốt:
Vitamin A, chất xơ, ít calo, không gây tích mỡ trong cơ thể
VIệc nhai cà rốt giúp cho cún có hàm răng chắc khỏe
Sữa chua:
Protein, canxi, dưỡng chất và vi chất cần thiết
Lưu ý: chỉ con cún ăn sữa chua không đường và không chất phụ gia
Phô mai:
Giàu protein, nhiều canxi, dễ tiêu hóa
Không nên cho cún ăn phô mai dạng sợi, vì độ mặn khá cao không tốt cho da và lông
Bơ đậu phộng:
Giàu vitamin B3 và E, chất béo lành mạnh
Lưu ý: lựa chọn bơ đậu phộng không đường, không muối và đặc biệt không chất tạo nhân tạo như Xylitol vì có thể giết chết cún của bạn bất kỳ lúc nào
Thịt gà:
Chứa nhiều vitamin A, B1, B2, C, E, có thể chế biến chiên, nấu hay ăn sống
Lưu ý: không nên cho cún ăn xương gà nấu chín, chúng rất giòn và dễ gãy, có thể gây nguy hiểm cho miệng và ruột của cún
Bí ngô:
Giàu chất xơ, beta carotene (một nguồn vitamin A)
Giúp dễ tiêu hóa, đường ruột khỏe mạnh, duy trì trọng lượng cân đối
Trứng:
VItamin B2, protein, khoáng chất vi lượng
Lưu ý: ăn quá nhiều lòng trắng trứng có thể cún của bạn có triệu chứng đầy bụng khó tiêu
Đậu xanh:
Giàu chất xơ, vitamin K – có tác dụng cầm máu
Giúp duy trì trọng lượng và ngoài hình cân đối cho cún
Cá hồi:
Axít béo Omega-3, hỗ trợ tốt cho hệ nhiềm dịch, làm mượt lông
Lưu ý: nấu chín để tránh nguy cơ nhiễm ký sinh trùng
Táo:
Giàu vitamin A, C và chất xơ, sắc tố tự nhiên phytonutrient
Tuyệt đối không cho cún ăn phần lõi táo, vì hạt táo có chứa chất kịch độc xyanua
Bột yến mạch:
Chất xơ, vitamin nhóm B, K, E, canxin và protein
Rất có lợi cho đường ruột và tốt cho sự phát triển của cún
Khoai lang:
Vitamin A, chất xơ và nhiều dưỡng chất khác
Lưu ý: tuyệt đối không chọn khoai mọc mầm vì chứa độc tố solanine, dễ gây ngộ độc
(Nguồn: tổng hợp)
Trong các loại thú cưng thì chó luôn là sự lựa chọn hàng đầu của người chơi. Những chú cún khỏe mạnh, đáng yêu luôn trở thành tâm điểm chú ý của tất cả mọi người. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi nấng và chăm sóc chúng, bạn sẽ phải rất cẩn trọng trong việc lựa chọn chế độ dinh dưỡng phù hợp, và tuyệt đối tránh xa những loại thực phẩm được xếp vào hàng ‘độc dược’ đối với loài chó.
Đồ ăn đang nóng hoặc lạnh, đồ cay, mặn…
Thức ăn nóng vừa mới nhấc khỏi bếp, thức ăn lạnh vừa mới lấy từ tủ lạnh ra, hay các loại đồ ăn cay, đồ ăn mặn, đồ ngọt, đồ ăn chứa quá nhiều chất béo, các loại thực phẩm hun khói… đứng đầu trong danh sách các loại thức ăn cấm kỵ đối với chó. Trong đó:
– Thức ăn nóng, lạnh và cay sẽ tác động trực tiếp đến vị giác và ảnh hưởng không tốt lên hệ tiêu hóa của chó.
– Thức ăn mặn khiến chó rụng lông nhiều hơn.
– Đồ ăn có quá nhiều chất béo hay các loại đồ ăn ngọt sẽ làm cho chú cún của bạn nhanh chóng tăng cân, béo phì và dễ mắc bệnh. Không những thế, đồ ăn ngọt còn phá vỡ quá trình tiêu hóa, làm hỏng men răng, ảnh hưởng xấu đến mắt khiến chú cún của bạn thường xuyên chảy nước mắt nữa nhé.
Các loại thực phẩm tươi sống
Các loại chó cảnh thường có sức đề kháng kém hơn nhiều so với chó bình thường. Do đó, nếu cho chúng ăn các loại thực phẩm tươi sống chứa nhiều giun, sán sẽ khiến chú cún dễ mắc các thể bệnh đường ruột nguy hiểm, thậm chí là gây tử vong nếu bệnh nặng.
Thức ăn cho chó cần loại bỏ xương, nhất là xương gà
Mặc dù bản năng của chó là rất thích gặm xương nhưng thực tế thì xương, đặc biệt là xương gà lại nằm trong danh sách các loại thức ăn cấm kỵ đối với chúng. Bởi lẽ:
– Khi gặm xương, những chú cún có thể bị mắc xương ở cổ gây nguy hiểm tính mạng của nó. Trong khi hệ tiêu hóa của chó không đủ khả năng tiêu hóa và hấp thụ hết các chất dinh dưỡng có trong xương.
– Xương gà rất dễ gây tắc ruột và chứng táo bón cho chó.
– Việc gặm xương sẽ khiến cho bộ răng của chó nhanh chóng bị mòn, bị vỡ, thậm chí là bị gãy.
Tránh các loại mì, bánh mì, đậu, khoai tây…
Những loại thức ăn này rất dễ dẫn đến tình trạng sình, chướng bụng, khó tiêu và tái lên men trong đường tiêu hóa. Do đó, chúng cũng nằm trong danh sách thực phẩm giúp giải đáp thắc mắc: “Không nên cho chó ăn gì?”.
Các loại thực phẩm làm sẵn như giò chả, xúc xích
Với con người thì giò chả hay xúc xích là những loại thực phẩm quen thuộc trong cuộc sống nhưng với những chú cún “mỏng manh” thì các loại thức ăn làm sẵn này lại rất độc hại bởi chúng chứa các chất gây hư hỏng gan, thậm chí có thể khiến chó tử vong trước khi trưởng thành.
Mỡ, thịt mỡ lợn, mỡ cừu, trứng gà sống
Các loại thực phẩm này dễ khiến cho chó mắc bệnh tiêu chảy, khó ăn dẫn đến tình trạng ‘héo hon’ dần, thậm chí là chết.
Tỏi và hành
Dù là ở bất cứ dạng nào thì hành và tỏi cũng là hai loại gia vị tuyệt đối cần phải loại bỏ trong khẩu phần ăn của chó. Nếu ăn ít, chú cún của bạn sẽ bị ngộ độc với các dấu hiệu như mệt mỏi, uể oải, kém ăn, nôn mửa và khó thở. Còn nếu ăn phải một lượng hành, tỏi nhiều mỗi ngày, chúng sẽ phá hủy các tế bào hồng cầu của chó và dẫn đến tình trạng thiếu máu rất nguy hiểm.
Sữa và các sản phẩm từ sữa
Nghe thì tưởng chừng vô hại như trên thực tế thì sữa và các sản phẩm từ sữa sẽ khiến cho chú cún của bạn bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, dị ứng, ngứa ngáy đấy nhé.
Sô cô la
Nếu còn đang thắc mắc về việc không nên cho chó ăn gì thì sô cô la chính là một loại thực phẩm hàng đầu mà bạn cần tránh. Bởi trong sô cô la chứa hàm lượng chất theobromine cao có khả năng làm cho chó bị nôn mửa, háo nước, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim, co giật, run cơ, thậm chí là tử vong.
Các loại đồ uống chứa caffeine và cồn
Caffeine và cồn với hàm lượng lớn có khả năng khiến cho tử vong. Trong khi caffeine gây ngộ độc với các triệu chứng như tim đập nhanh, nhịp thở gấp, co giật, chảy máu, hôn mê… thì chất cồn trong bia, rượu lại gây ảnh hưởng tiêu cực lên gan và não bộ của chú cún. Chỉ cần một chút cồn thôi cũng sẽ khiến cho chú chó của bạn bị tiêu chảy, nôn mửa, khó thở, suy nhược thần kinh, hôn mê, thậm chí là tử vong.
Một số loại trái cây như nho, bơ, hồng, mận, đào
Trái cây mặc dù rất tốt và chứa nhiều dưỡng chất nhưng thực tế có một số loại trái cây lại không hề tốt cho chú cún của bạn đâu nhé, chẳng hạn như quả bơ, quả nho hay hồng, đào, mận…:
– Trong quả bơ có chứa chất persin. Chất này nếu tích tụ với một hàm lượng lớn sẽ trở nên độc hại và khiến cho chú cún của bạn bị ngộ độc.
– Quả hồng, quả mận và quả đào cũng là những loại quả cấm kỵ đối với chó, bởi hạt của nó có khả năng gây ra bệnh lý viêm ruột non và gây tắc nghẽn đường ruột. Hơn thế nữa, hạt mận và hạt đào còn độc hại hơn nữa khi chứa chất cyanide.
(Nguồn: tổng hợp)
Những chú cún con vừa mới ra đời trông rất non nớt và yếu ớt, cũng như trẻ sơ sinh mới đẻ cần đảm bảo phải có chế độ chăm sóc tốt nhất thì đối với cún con cũng vậy, đây là thời điểm mà cún cần phải được chăm sóc một cách cẩn thận và đúng khoa học. Để đảm bảo rằng lứa chó mới đẻ sẽ được phát triển khỏe mạnh và an toàn thì bạn cần tham khảo một số phương pháp chăm sóc chó mới sinh để chăm nom tốt cho đàn chó của mình.
Chế độ ăn uống
Đàn cún con vừa mới sinh ra chưa có đề kháng mạnh, vì vậy ngay từ lúc cún được sinh ra cần phải cho chúng bú sữa chó mẹ. Trong sữa mẹ có các chất dinh dưỡng, hàm lượng acid amin, vitamin, khoáng chất và protein rất cao giúp cún con hình thành nên hệ miễn dịch tốt, do đó trong thời gian 4 ngày đầu tiên chó con cần được bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Cần chú ý thường xuyên vệ sinh đầu vú của chó mẹ.
Khi cún con được 5 ngày tuổi trở đi sẽ bắt đầu cho cún con uống thêm sữa ấm. Nếu cún còn non nớt thì bạn có thể dùng kim tiêm bơm sữa vào miệng cún, khi cung được trên 10 ngày tuổi thì có thể cho cún bú bình hoặc rót sữa ra đĩa để cún tự liếm. Cho cún uống sữa mẹ và kết hợp uống sữa ấm mỗi ngày từ 100 – 200ml, liên tục trong vòng 1 tháng tuổi.
Khi cún bắt đầu đến tuần tuổi thứ 3 thì bắt đầu tập cho cún ăn dặm, có thể ăn cháo loãng + thịt băm heo nhỏ, mỗi ngày cho cún ăn 1 – 2 bữa nhỏ.
Cún được 1 tháng tuổi bạn có thể tăng chế độ ăn uống của cún lên và bổ sung thêm cá, trứng, rau củ vào thức ăn của cún.
Cún con được 4 tháng tuổi, bạn điều chỉnh chế độ ăn của cún mỗi ngày ăn 4 – 6 bữa nhỏ. Chú ý thức ăn cho chó con từ 1 – 4 tháng tuổi cần phải nấu chín và loãng như cháo, tránh để chó ăn đồ ăn khô sẽ không tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa của cún.
Cún con từ 6 tháng tuổi trở lên chó được chăm sóc như chó đã trưởng thành, mỗi ngày cho ăn 2 – 3 bữa và lượng thức ăn tăng dần theo mức độ phát triển cơ thể của chó con. Tuy nhiên cần lưu ý không nên cho chó con ăn quá no trong 1 bữa ăn.
Giai đoạn phát triển của cún con
Cún con mới sinh ra rất mỏng manh, trong vòng 2 ngày đầu tiên cún con chỉ ngủ và bú mẹ, các cơ quan chức năng chưa được phát triển, cún chỉ có thể co duỗi cơ thể, đạp chân, lắc đầu, lúc này chó mẹ cũng góp phần hỗ trợ cún vận động, trở mình bằng cách liếm láp vào cơ thể chó con và liếm vào hậu môn, lỗ tiểu để kích thích bài tiết và làm sạch vùng sau cho cún.
Khi cún được 1 tuần tuổi thì các khe tai mở, thính giác bắt đầu phát triển, đến 2 tuần tuổi thì cún bắt đầu mở mắt, lúc này thị giác và thính giác của cúng bắt đầu hoạt động bình thường.
Chó con được 3 – 4 tuần tuổi thì răng sữa bắt đầu mọc. Khi cún được 8 tuần tuổi thì bộ răng của chó con cơ bản được hoàn chỉnh. Nếu chó con mọc răng chậm, bạn cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho cún. Cơ thể và các cơ quan chức năng của chó con bắt đầu phát triển dần cho đến khi chó được 6 tháng tuổi là giai đoạn chó đã trưởng thành.
Tiêm chủng ngừa cho chó con
Cún con được 2 tuần tuổi cần phải được tẩy giun sáng, tiếp tục tẩy giun vào tuần thứ 4, tuần thứ 6 và tuần thứ 8. Sau đó sẽ tẩy giun theo định kỳ cho chó con 1 lần/ 1 tháng cho đến khi cúng được 4 tháng tuổi. Khi cún được 4 tháng tuổi cần được uống thuốc phòng bệnh giun tim.
Vào thời điểm chó con được 3 tháng tuổi cần được tiêm phòng các loại vacxin phòng bệnh như bệnh dại, bệnh Parvovirus, Carre, parainfluenza và các bệnh truyền nhiễm khác.
Những lưu ý trong quá trình chăm sóc chó con
Trong giai đoạn chăm sóc chó con dưới 1 tháng tuổi bạn cần phải theo dõi và kiểm tra thường xuyên đàn chó. Bạn nên để ý đến đàn chó cách khoảng 3 – 4 tiếng thăm 1 lần.
Cần phải đảm bảo nơi ở cho chó mẹ và chó con phải được vệ sinh sạch sẽ, khô thoáng và ấm. Không nên lót quá nhiều vải ở chỗ nằm của đàn chó tránh tình trạng cún con bị mắc kẹt dưới vải, nên cho đàn chó nằm ở góc tường, để chó mẹ nằm sát tựa vào tường tránh việc chó mẹ đè lên cún con. Cần làm vệ sinh và thay lớp vải lót cho đàn chó một cách thường xuyên.
Chú ý nếu đàn chó con nằm tản đều, ngủ tốt thì chứng tỏ nhiệt độ nơi ở hợp lý, còn nếu chúng nằm phân tán nhiều nơi và tỏ ra khó chịu thì nơi ở quá nóng, nếu chúng nằm chụm vào nhau thì chỗ nằm quá lạnh.
Chó con sau khi được 3 – 4 ngày cần phải cắt các ngón thừa ở bàn chân, đến khi 1 tuần tuổi bạn cần cắt phần nhọn ở hai chân trước của chó con đề phòng chúng cào rách vú mẹ.
Trong 2 tuần tuổi đầu tiên không được cho cún tắm, chỉ cần dùng một miếng vải ướt nhẹ nhàng vệ sinh cún và lau lại bằng khăn bông khô.
Khi chó con được hơn 1 tháng tuổi bạn bắt đầu dạy chó cách đi vệ sinh, nếu không được chỉ dạy từ nhỏ thì cún nhất định sẽ đi vệ sinh lung tung trong nhà rất phiền phức, vì vậy nên tập thói quen đi vệ sinh cho cún khi càng nhỏ càng tốt. Bạn dạy cho cún đi vệ sinh bằng cách sau khi cún ăn xong khoảng 10 – 15 phút thì đưa cún đến nơi được phép đi vệ sinh, lưu ý bạn cần phải chỉ định 1 chỗ duy nhất trong không được thay đổi thường xuyên, đợi cún đi vệ sinh. Cứ tạo thói quen mỗi ngày như vậy cho cún sẽ hình thành thói quen đi vệ sinh đúng chỗ. Bạn có thể đặt 1 ít phân hoặc nước tiểu của cún tại nơi đi vệ sinh để cún đánh hơi thấy mùi và đến đó để đi vệ sinh.
(Nguồn: tổng hợp)
Tiêm phòng
Đây là việc vô cùng quan trọng do lúc mới sinh, lượng kháng thể từ chó mẹ truyền sang rất thấp, nên chó con thời kỳ này dễ mắc các bệnh nguy hiểm, vì vậy cần tiêm phòng theo đúng liệu trình để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho đến khi cơ thể tự đề kháng được các loại bệnh.
Vaccine tiêm cho chó có 3 loại, thường gọi là loại phòng 3 bệnh, 5 bệnh và 7 bệnh. Loại 3 bệnh hiện ít được dùng do hiệu quả thấp. Đa phần người ta chỉ tiêm loại 5 bệnh và 7 bệnh.
Loại vaccine 5 bệnh sẽ phòng các bệnh sau:
- Care
- Pravo
- Ho cũi chó
- Viêm gan truyền nhiễm
- Phó cúm
Vaccine 7 bệnh sẽ bao gồm 5 bệnh trên và Leptospria + Coronavirus. Trong 7 bệnh này thì nguy hiểm nhất và dễ mắc nhất là 2 bệnh care và pravo. Những người nuôi chó rất sợ 2 bệnh này, nếu mắc phải khi chó dưới 3 tháng tuổi thì có nguy cơ tới 60% cún sẽ chết, nếu qua khỏ thì cũng sẽ gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe khác sau này.
Liệu trình tiêm Vaccine. Chó con nên được tiêm phòng từ rất sớm, khoảng 3 tuần tuổi,bạn bắt đầu tiêm mũi đầu tiên, thường là mũi 5 bệnh. Đến 6 tuần tuổi, bạn tiêm thêm mũi thứ 2 (5 hoặc 7 bệnh). Thường thì tiêm 2 mũi xong là khá yên tâm rồi, tuy nhiên nếu cún nhà bạn thường xuyên tiếp xúc với môi trường kém vệ sinh, hoặc hay chơi cùng những chú chó khác thì đến 9 tuần tuổi, bạn nên tiêm tiếp 1 mũi thứ 3 cho chắc ăn. Khi được 7 – 8 tháng thì mới tiêm phòng dại. Giá một mũi vaccine còn tùy vào cơ sở thú y, có thể dao động từ 120k – 200k / mũi tùy loại.
Tẩy giun
Tẩy giun cũng rất quan trọng, tuy không gây ra các bệnh tức thì và nguy hiểm như care hay pravo nhưng sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe và khả năng tiêu hóa của cún. Tẩy giun cần phải làm thường xuyên khi cún còn nhỏ, bạn sẽ cần tẩy giun theo liệu trình sau:
- 2 tuần tuổi (trước khi tiêm vaxin mũi 1) cần tẩy giun lần đầu. Lặp lại vào 4 tuần, 6 tuần và 8 tuần.
- Sau đó, cứ 1 tháng bạn lại tẩy giun 1 lần cho tới 6 tháng.
- Từ 6 tháng tuổi thì cứ 3 tháng bạn tẩy giun 1 lần cho đến khi được 1 tuổi.
- Từ 1 tuổi, 1 năm tẩy giun 1 lần cho đến hết vòng đời.
Liệu trình trên là chung cho hầu hết giống chó, nên tham khảo thêm ý kiến của bác sỹ thú y với từng giống chó và từng điều kiện môi trường sống khác nhau.
Chế độ dinh dưỡng
Nếu bạn tiêm phòng và tẩy giun theo liệu trình trên thì đã khá yên tâm về sức khỏe của cún, lúc này quan trọng nhất là chế độ dinh dưỡng. Với cún dưới 3 tuần tuổi thì chỉ bú mẹ nên bạn chỉ cần chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ cho chó mẹ. Từ khi được 3 tuần tuổi, cún bắt đầu tập ăn dặm. Lúc này bạn có thể cho chúng ăn cháo, trộn với thịt và rau xanh xay nhuyễn. Khi được 1 tháng tuổi, cún bắt đầu cai sữa và ăn ngoài, lúc này bạn vẫn cho chúng ăn cháo nhưng đặc hơn trước, và lại giảm lượng nước sau mỗi ngày cho tới khi chúng có thể ăn cơm.
- Từ 1 – 2 tháng tuổi: nên cho cún ăn 5 bữa / ngày, mỗi lần một chút.
Từ 2 – 4 tháng tuổi: thì giảm xuống 3 bữa / ngày.
Trên 4 tháng tuổi: chỉ cần 2 bữa / ngày là đủ. - Từ dưới 3 tháng tuổi: tuyệt đối không cho gặm xương vì rất dễ bị hóc.
Trên 3 tháng tuổi – 4 tháng tuổi: có thể cho ăn xương lớn.
Trên 4 tháng tuổi: có thể ăn như chó trưởng thành.
(Nguồn: tổng hợp)